31/3/14

Nhớ bóng cây kơ nia . Phan Huỳnh Điểu

Phan Huỳnh Điểu sinh ngày 11/11/1924 tại Đà Nẳng, nhưng quê Quảng Nam, trong một gia đình 11 người con, cha là thợ may. Bắt đầu sáng tác từ năm 16 tuổi, với Trầu Cau (1940), nhưng chỉ được công chúng biết từ 1945 với Đoàn Vệ Quốc Quân.

Năm 1955 tập kết ra Bắc, đến 1964 lại trở vào Nam hoạt động. Sau 1975 về sống và lam việc tại Saigon.

Phan Huỳnh Điểu đã cho công bố khoảng 100 ca khúc, trong đó hơn một nửa là thơ được ông phổ nhạc. Có thể nói ông là một trong số các nhạc sĩ phổ nhạc cho thơ tành công nhất. Trong cuộc phỏng vấn đăng báo Thanh Niên ngày 27 tháng 4 năm 2006, nhạc sĩ nói: "Tôi cho rằng thơ phổ nhạc đạt đến mức độ cộng hưởng tâm hồn của nhạc sĩ và thi sĩ. Tìm thấy một bài thơ phù hợp, nhạc sĩ phổ nhạc và gửi gắm tâm trạng mình. Xét đến cùng, chất thơ trong ca từ của một nhạc sĩ thuần túy không thể bằng được chất thơ trong ca từ vốn là bài thơ của một nhà thơ. Nhà thơ chắt chiu từng con chữ, nhạc sĩ chăm chút từng nốt nhạc sẽ cho ra một tác phẩm toàn vẹn và đầy đặn. Bởi vậy, tôi hết sức thích phổ nhạc cho thơ. Thơ và nhạc như cặp anh chị em song sinh, thơ một cánh, nhạc một cánh cho tác phẩm bay lên..."

30/3/14

All by myself


When I was young
I never needed anyone
And makin' love was just for fun
Those days are gone

Livin' alone
I think of all the friends I've known
But when I dial the telephone
Nobody's home

All by myself
Don't wanna be, all by myself anymore
All by myself
Don't wanna live, all by myself anymore

Hard to be sure
Sometimes I feel so insecure
And love so distant and obscure
Remains the cure


All By Myself nằm trong album Falling into YouCeline cover bản ballad của Eric Carmen viết và thu từ 1975, từng đứng thứ 2 trên Billboard Hot 100. Single của Celine phát hành tháng 10/1996 cũng leo lên đến thứ 4 trên Billboard Hot 100, nằm top 10 trên bảng xếp hạng của Pháp, Anh, Bỉ, Ireland .. Bản nhạc được Celine trình diễn rất nhiều lần - trong giải Bambi 1996, lễ trao giải Grammy 1997, lễ trao giải Billboard Music 1997, trong tour Taking Chances (2008 - 2009), .. 



Bản nhạc với chính tác giả Eric Carmen



Trước và sau Céline có rất nhiều nghệ cover, trong đó có Frank Sinatra



Shirley Bassey


Tom Jones


Jamie O'Neil


Il Divo hát tiếng Tây Ban Nha


Mời nghe album All By Myself của Richard Clayderman gồm 2 CD phát hành năm 2002.




29/3/14

Tiếng hát Quang Lê


Trên sân khấu Paris By Night 66 (VHS phát hành 2002) lần đầu tiên xuất hiện một khuôn mặt mới, trẻ tuổi, đẹp trai ca rất ngọt Thư Xuân Trên Cao Nguyên.



Đây là bản nhạc lính cũ của nhóm Trịnh Lâm Ngân, một bài nhạc ruột trong nhóm các bài ca mùa xuân của Duy Khánh.

28/3/14

Falling into You


I'm falling into you
This dream could come true
And it feels so good falling into you

Falling like a leaf, falling like a star
Finding a belief, falling where you are

Catch me, don't let me drop!
Love me, don't ever stop!
..

Falling into You phát hành tháng 3/1996 là album tiếng Anh thứ 4 của Céline - thứ 21 nếu tính trên tổng số. Album đã mang về cho Céline 2 Grammy năm 1997, và là một trong những album bán chạy nhất mọi thời với doanh số bán ra là hơn 32 triệu bản trên toàn thế giới.

[Falling into You] đã đưa Dion lên đến đỉnh cao danh vọng và thể hiện một bước phát triển lớn trong âm nhạc của cô. Để có thể đến với nhiều đối tượng người nghe hơn, album này là tổng hòa của rất nhiều yếu tố âm nhạc như những phần hợp diễn phức tạp của dàn nhạc, âm hưởng thánh ca châu Phi và các hiệu ứng âm thanh được dày công trau chuốt chi tiết. Thêm vào đó, một số nhạc cụ như violin, guitar Tây Ban Nha, trombone, cavaquinho tạo nên những hợp âm mới. Mỗi đĩa đơn mang một phong cách nhạc riêng. (vi.wikipwdia)

Có 8 single được phát hành từ album.

Single thứ nhất là bản nhạc chủ đề, Falling into You cover lại từ bản nhạc hit của nữ ca sĩ người Argentine Marie-Claire D'Ubaldo thu 2 năm trước, 1994. Bản nhạc đã đánh dấu một bước phát triển của Céline như là một nghê sĩ đã trưởng thành, độc lập, có tư duy riêng về nghệ thuật .. Céline kể lại

Thu xong lần đầu tôi thấy ko thỏa mãn. Bản phối dữ dội quá, giọng hát tôi cũng ko đủ đầy đặn. Thế nhưng mọi người, từ kĩ thuật, tác giả, ngay cả René lại có vẻ hài lòng. Tôi ko nói gì. Nhưng René cảm thấy được tôi ko vui, hỏi. Tôi giải thích, rồi ư ử hát thử anh nghe theo cách phối tôi nghĩ ra ... Anh có vẻ ngạc nhiên, dường như khám phá được gì đấy .. Nhưng anh nhanh chóng đồng ý. Tôi gọi giám đốc, kĩ sư rồi nói họ nghe tôi cảm nhận bài hát như nào, cần thay đổi ra sao .. Họ đồng ý và rất hạnh phúc, họ nói thế .. Chúng tôi trở vào studio và thu lại. Nó ko trở thành bài hát lớn trên sân khấu. Nó quá ngọt ngào, quá tinh tế để có thể làm xúc động cả một đám đông. Nhưng, theo ý tôi, đó là bản nhạc cuốn hút nhất. Tôi thích ca từ của bản nhạc

Bản nhạc đầu bảng ở Tây Ban Nha va Hi lạp, nằm trong top 10 ở Na Uy, Anh ..

Bán khoán con cho chùa


Nhiều người có con hay bị đau ốm, khó nuôi thì đem bán khoán con cho chùa hay đền để con dễ nuôi hơn. Bản thân tôi ko tin mấy chuyện này. Theo tôi con khó nuôi là vì

i - cách nuôi.

Thời nay nuôi con ko sợ thiếu, chỉ sợ thừa. Tuy vậy, nhiều nhà mua cho con ko thiếu gì, nhưng con vẫn ốm o, vì nó ko chịu ăn, uống - các bà mẹ than thở. Nhưng nhìn khối lượng thực phẩm mà các bà mẹ muốn con mình ăn vào bản thân tôi cũng oải, ko nghĩ mình có thể ăn hết từng ấy cơm + thịt + sữa + rau + củ quả .. Bị ép ngày này qua ngày nọ, bé ko sợ mới lạ. Thực ra bản năng sinh tồn của sinh vật các loài rất lớn. Bé chán đến sợ ăn là do lỗi của ta thôi. Cứ đi sau lưng bé mà đẩy, phản ứng tự nhiên là bé phải trì lại, vì sợ té dập mặt. Về chuyện này tôi có một kinh nghiệm vui vui.

cu 7 tháng
Thủa cu mới tập ăn, nhìn bx đút sốt cả ruột. Tôi lấy cho cu một tô cơm, cái muổng, rồi để cu tự xúc ăn. Cu cậu lại có vẻ khoái hơn mẹ đút. Ban đầu dùng muổng chưa quen đổ cả ra chiếu. Hết cơm trong tô, chưa đủ no cu cậu lấy tay bốc từng hạt cơm đổ ăn tiếp. Có lần bx đi vắng, lười nấu cơm tôi dẫn cu đi ăn bánh bèo cùng với người bạn. Cu bấy giờ khoảng 3 tuổi. Cắn một miếng bánh, cu nhăn mặt kêu cay. Tôi mặc kệ, nhịn ăn vài ngày mới lo, nhịn ăn một bữa ko những ko sao, còn tốt. Cu ngồi nhìn mọi người ăn một lát, rồi lại rón rén thử ăn .. ăn hết bánh, cu bưng dĩa liếm luôn số tóp mỡ, vụn tôm còn sót lại, nhìn ko nhịn được cười.

ii - môi trường. Đây là vấn nạn của các gia đình đang phải sống trong các nhà ống ở thành phố.

iii - cơ địa.

i có thể cải thiện được nếu đủ quyết tâm. ii có thể tìm cách cải thiện phần nào. iii thì trời sinh, chỉ có thể tìm cách nâng cao thể lực bé - khi nhỏ là ăn uống, lớn hơn là tập luyện. Jigoro Kano tổ sư của môn võ Judo sinh ra là một người rất ốm yếu, xin học võ thầy nào cũng chê ko nhận.

Bản thân tôi ko tin chuyện bán khoán. Nhưng tôi ko phải chuyên gia về những chuyện như này, mọi điều tôi nói trên đây đều là cảm tính, từ một kinh nghiệm rất cá biệt của bản thân. Mời mọi người đọc bài báo, xem clip sau để tham khảo thêm.

27/3/14

Nhạc Việt một thời xa vắng 3. Mưa Bụi

(TT&VH Cuối tuần) - Câu chuyện về con đường này, chắc chắn không có nhiều người biết rõ. Nó không hề phẳng phiu, nó đầy gian nan, đầy thách thức, nhưng dẫn đến một khu vườn nở hoa, nó không phụ công những người khai phá.

Trở lại thời gian khoảng đầu những năm 1990, nhạc Việt im lìm, nhưng dự báo sẽ có nhiều cơn mưa, bằng những tín hiệu khác,  tuy chưa rõ nét về sự xuất hiện rải rác của các hiện tượng ca sĩ, nhà sản xuất khá mạo hiểm, khá cách tân…

Giai đoạn trên sân khấu bán chuyên nghiệp của Bảo Yến, Nhã Phương, Ngọc Bích, Ngọc Tân,…với dòng nhạc “Tình ca đỏ” đặc trưng… tạm lắng, nhường chỗ cho những ca sĩ có  khán giả trẻ và đông đảo hơn, “gu” thưởng thức ca nhạc sôi động hơn ,và sự hồi sinh một cách dè dặt, khá rụt rè của dòng nhạc trữ tình dễ nghe, đã phổ biến từ trước 1975. Lê Tuấn, Ngọc Sơn, Ngọc Ánh… với phong cách trẻ trung , gần gũi, đôi lúc có chút ủy mị, ướt át, và… gợi nhớ “nhạc vàng” bắt đầu được khán giả đón nhận.

Tuy nhiên, vẫn chưa rõ nét vì chưa có những “ngôi sao” thực sự, chưa có các công cụ quảng bá sâu rộng như băng đĩa nhạc, chưa có những studio kỹ thuật tốt và sự nhập cuộc rầm rộ của báo đài… các ca sĩ chủ yếu biểu diễn ở những tụ điểm  ngoài trời và một số sân khấu tỉnh. Giai đoạn đó, nếu muốn thưởng thức băng đĩa nhạc, vẫn phải nghe nhạc “hải ngoại” là chính, các ngôi sao, những “thần tượng” của số đông lúc đó là Ngọc Lan, Linda Trang Đài, Hương Lan…ở tận phương trời nào nhưng tiếng hát và hình ảnh của họ vẫn làm mưa làm gió khá mãnh liệt, vì những sản phẩm âm nhạc trong nước còn rất nghèo nàn.

Nhưng như trên đã nói, trời đã “chuyển mưa”…
Trong cuộc sống, chúng ta hiểu mọi chuyện vận hành theo quy luật, nhưng lại bằng những điều tưởng như rất tình cờ. Những cuộc gặp gỡ, kết nối, đẩy đưa rất ngẫu nhiên, có thể làm nên chuyện hoặc bắt đầu cho một trào lưu hay hiệu ứng nào đó.

Chuyện xảy ra ở studio Kim Lợi (1).

Nghệ sĩ cải lương Tài Linh ghé qua và hát thử một đoạn “tân nhạc”. Chất giọng ngọt như mật ong của chị làm cho Hữu Minh, ông chủ trẻ của Kim Lợi hết sức chú ý. Tài Linh lúc ấy đang là một ngôi sao thực sự của sân khấu cải lương. Kim Lợi đang cần một nghệ sĩ dân ca và hát nhạc …mùi.

Thời đó, ngoài nghệ sĩ Thu Hiền có thể hát dân ca 3 miền nhuần nhuyễn và rất ăn khách (các album đầu tiên của Thu Hiền thực hiện ở Hãng Phim Trẻ dưới dạng băng cassette bắt đầu bán chạy), chưa có một giọng ca nào mới hơn. Hữu Minh quyết định mời Tài Linh thử nghiệm, hát thử một số ca khúc do chính anh viết (vì mới tập sáng tác nên Hữu Minh nhờ nhạc sĩ Vinh Sử, người được mệnh danh là “vua nhạc sến” ở Sài Gòn, biên tập và chỉnh lý theo dạng âm hưởng dân ca).Tài Linh hoàn toàn không có kỹ thuật hát nhạc nhẹ.

Cuộc hành trình thu âm rất cực khổ của Tài Linh bắt đầu. Chị làm quen với nhịp phách và tiết tấu của nhạc nhẹ qua sở trường và cách nhấn nhá, buông thả luyến láy mềm mại của cổ nhạc, những chị biết chắt lọc và làm mới giọng hát của mình, cộng hưởng với sự mày mò, sửa chữa, và xử lý tinh tế về kỹ thuật của phòng thu Kim Lợi. Tiếng hát đặc biệt của chị đã thuyết phục được ca sĩ Đình Văn, vốn là một giọng ca nam khá sáng giá lúc bấy giờ, kết hợp với chị thành một cặp song ca. Đình Văn – Tài Linh với bài hát đình đám đầu tiên Tùy hứng Lý qua cầu đã làm… nhúc nhích thị trường băng cassette, bắt đầu vươn lên, phá các kỷ lục của Ngọc Sơn, Thu Hiền… vượt qua con số 150.000 bản, làm rộn rang khắp trong Nam ngoài Bắc, từ thành phố đến tận miền quê thời kì đó.

Khi Hãng Phim Trẻ và Kim Lợi có sáng kiến, liều lĩnh du nhập một dàn máy quay mới tinh (hệ thống M2, Panasonic “oách” nhất của thời đó), thì các nhà “sáng tạo nghệ thuật” mới tìm cách dùng, khai thác tối đa công năng của nó bằng  ý tưởng quay nghệ sĩ và cảnh đẹp (tiền thân của video ca nhạc và MTV Việt Nam sau này. Sở dĩ điều này được coi là mới lạ, vì thời đó mọi người chưa được tiếp cận kênh MTV quốc tế, còn các chương trình ca nhạc ở hải ngoại như Thúy Nga hay Asia thì chủ yếu quay trên sân khấu).

Hữu Minh kể: “Một chiều buồn, cả đoàn đi quay cảnh làm karaoke trên Đà Lạt, thì gặp …mưa bụi”. Anh còn nhấn mạnh: “cam đoan chỉ ở Đà Lạt mới có mưa bụi”. Đó là những hạt mưa nhẹ và mỏng manh lạ lùng, chỉ làm mềm tấm áo, không làm người ta ướt sũng, ý tưởng này sẽ dùng làm chủ đề cho video ca nhạc của Tài Linh. Máy M2 sẽ quay va …đặc tả được mưa bụi.

Và như vậy, dòng video ca nhạc tình tự quê hương Mưa bụi ra đời. Bối cảnh thì thật nhiều, những bờ ruộng, đồng lúa, những chiếc cầu tre, xứ Huế mộng mơ, miền Trung thương nhớ, Tây Nguyên khói sương v.v… hàng ngày chứng kiến các đoàn phim lên đường, chưa bao giờ cảnh đẹp quê hương lại được khai phá, thu vào ống kính trong từng bối cảnh, từng góc độ tận tình như vậy. Tôi còn nhớ mình đã nói với Hữu Minh: “Cảnh đẹp thế này chỉ để quay ca nhạc thì phí quá, giết cảnh quá”. Minh nói: “Mình sẽ làm một dòng nhạc mới, giới thiệu quê hương bằng hình ảnh, đó là thế mạnh của phim ca nhạc trong nước, điều mà “hải ngoại” khó có thể làm được”.

Dấu ấn khó phai nhất của Mưa bụi là bài hát Giăng Câu. Nó gần gũi và phổ thông đến mức trở thành câu chào hàng ngày của khán giả miền Tây và một số nơi ở Sài Gòn: Em hỏi anh đêm nay đi đâu, anh nói rằng anh đi giăng câu



Video ca nhạc Mưa bụi phát triển dần dần theo một công thức khá hấp dẫn: Ca khúc có âm hưởng dân ca+ nhạc trữ tình bình dân (sến) + Tổ hợp hoạt cảnh hài + ca sĩ mới được lăng xê…Từ Mưa bụi, sau hai ca sĩ kiêm diễn viên chính là Tài Linh - Đình Văn, xuất hiện rầm rộ hàng loạt tên tuổi một thời như Chế Thanh, Sỹ Ben, Thùy Trang, Cảnh Hàn…Mưa bụi còn rủ rê cả những ngôi sao cải lương như Kim Tử Long, Chí Tâm,… và các danh hài Hồng Vân, Hồng Đào…, các nghệ sĩ Thành Lộc, Hữu Châu, Xuân Hương… dạo chơi qua lĩnh vực video ca nhạc và tạo được dấu ấn bằng những tiết mục hài rất vui nhộn, hợp thị hiếu, có tính chất sáng tạo, đầy thể nghiệm và tìm tòi trong thời kì đó.

Nhưng sau 2 số đầu tiên với lương băng video bán chạy không ngờ, Mưa bụi gặp phải những phản ứng khá gay gắt vì… “bình dân quá”,  “không xứng tầm”, không “sang” v.v…Những người thực hiện không có cách lý giải hay tự bênh vực, bèn bàn nhau … đổi tên chương trình.

Vậy là sau đó Mưa bụi trở thành Tình đã bay xa, một dấu ấn cũng đậm đà không kém, đặc biệt đã…bay xa hơn, có công đầu trong việc tiếp cận thị trường nhạc Việt ở hải ngoại,chinh phục lượng khán giả khó tính nhưng luôn mở lòng đón nhận những thay đổi tích cực của quê nhà.

Năm 1993, tuy ra vẻ hờ hững khi xem những chương trình video ca nhạc trong nước gởi sang chào hàng,  sau “ Văn Cao, giấc mơ một đời người”(2) , và Mưa bụi, các trung tâm băng nhạc ở hải ngoại đã quan tâm thực sự đến việc hợp tác với các nhà sản xuất trong nước, để làm ra những chương trình video ca nhạc đáp ứng được cả hai nhu cầu trong và ngoài nước. Điều đó kích thích việc sáng tác, tìm nhân tố mới,cùng với sự ra đời của các hãng băng đĩa nhạc trong nước, sát cánh và cạnh tranh với Hãng Phim TrẻKim Lợi studio. Đó là những hãng có thế mạnh về dòng nhạc này như Bến Thành, VAFACO… đặc biệt là TTBN Rạng Đông, rất năng động trong việc nắm bắt giao dịch, tổ chức trao đổi sản phẩm, giao lưu nghệ sĩ giữa hai bên (đây là những sự kiện và chuyển động khác, sẽ được kể ở những câu chuyện sau).

Từ Mưa bụi, đến Tình bay xa, sau đó là Tình xuân, Tình 2000, …thương hiệu “trữ tình quê hương” và “nhạc hoa lời Việt”(3) ngày càng đông khán giả , tiêu biểu cho thời kỳ rực rỡ, “dễ kiếm tiền nhất” của video ca nhạc. Lần đầu tiên và duy nhất (có lẽ lịch sử không bao giờ lặp lại), các đại lý bán băng phải xếp hàng, lấy số thứ tự,mới vào điểm phát hành mua được băng về bán. Đúng là đắt như..tôm tươi.

Các ngôi sao, ca sĩ mới (nhân tố của Làn sóng xanh) sau này như Lam Trường, Phương Thanh,.. cũngđược phát hiện, “lăng xê” từ đó (Lam Trường nổi lên từ bài hát Tiếng sáo phiêu bồng, và sau đó là Tình thôi xót xa từ video Tình Xuân...)

Những ngộ nhận, phủ nhận, những phán quyết khắt khe của một thời đã đi qua. Ngày hôm nay, những ca khúc bolero,” trữ tình vàng”… đã có một chỗ đứng đàng hoàng, thậm chí được tôn vinh, được bênh vực vì đã vượt thời gian và nói lên những rung động rất thật, rất… vừa phải của tâm hồn người.

Vì vậy, tôi viết lại câu chuyện này, muốn chia xẻ với các bạn, để trả lại  phần nào cho Mưa bụi những giá trị thật của nó. Showbiz Việt  đã có một dòng chảy lặng lẽ, không ồn ào chiêu trò nhưng đằm thắm và chững chạc, đó là dòng nhạc tạm gọi là trữ tình quê hương, với những ca sĩ đầu đàn và cả những ngôi sao, đáp ứng được thi hiếu và nhu cầu giải trí của rất đông khán giả.

(Còn nữa)
Thiên Thanh
-----------------
(1).Trong câu chuyện thứ 1 (TT&VH Cuối tuần số 18).
(2) Trong câu chuyện thứ 2 (TT&VH Cuối tuần số 19).

Nguồn: TT&VH Cuối tuần. Chủ Nhật, 27/05/2012 17:27

Mưa Bụi 1




26/3/14

D'eux - Céline Dion


Sau khi phát hành Colour of My Love rồi cưới chồng, Céline bước vào giai đoạn lên đỉnh, bắt đầu với D'eux. Phát hành tháng 3/1995, D'eux lập tức top bảng nhiều nước nhiều tuần liền - riêng ở Pháp là 44 tuần liên tiếp, còn tính tổng số là 137 tuần, phá hết mọi kỉ lục trước đó, và chỉ chịu lui về thứ hai nhường top cho Falling into You của chính Céline phát hành một năm sau đó.  Ở Canada D'eux được 7 lần bạch kim, ở Bỉ 6, ở Thụy sĩ 4 .. , giành được bao nhiêu là giải - Félix, Juno, Victoires de la Musique, World Music, được ghi nhận là album tiếng Pháp bán chạy nhất mọi thời với hơn 10 triệu bản bán ra khắp thế giới. Ngay cả ở những nước ko nói tiếng Pháp như Anh, D'eux cũng leo lên đến tận hạng 7, bán được 250 ngàn bản và Céline trở thành ca sĩ duy nhất giành được dĩa vàng của Anh cho một album tiếng Pháp. Ở Mỹ D'eux được phát hành dưới tựa French Album và bán ra được gần 250 ngàn bản. Đây là album thứ 20 của cô, và là album tiếng Pháp thứ 17. Album được ca nhạc sĩ nổi tiếng Jean-Jacques Goldman viết và sản xuất. Có 5 single được phát hành từ D'eux.

Single thứ nhất Pourque tu m'aimes encore phát hành tháng 3/1995, lập tức trở thành smash hit ở Pháp, với hơn 12 tuần top, đạt dĩa bạch kim với gần 1 triệu bản bán ra. Single cũng là top hit ở nhiều nước khác. Ngay ở Anh, Ireland single cũng leo đến thứ 10, một ngoại lệ với một bản nhạc tiếng Pháp. Theo nhiều ước tính, single bán ra được khoảng 4 triệu bản trên toàn thế gới. Céline cho biết, với cô, đây là bản nhạc lớn nhất trong số các bản tiếng Pháp cô đã trình bày. Và quả thật, đây là bản nhạc đóng dấu tên tuổi Céline - như My Heart Will Go On bên phía nhạc tiếng Anh.





J’ai compris tous les mots
J’ai bien compris, merci
Raisonnable et nouveau, c’est ainsi par ici
Que les choses ont changé, que les fleurs ont fané
Que le temps d’avant, c’était le temps d’avant
Que si tout zappe et lasse, les amours aussi passent

Il faut que tu saches...

Je m’inventerai reine pour que tu me retiennes
Je me ferai nouvelle pour que le feu reprenne
Je deviendrai ces autres qui te donnent du plaisir
Vos jeux seront les nôtres si tel est ton désir
Plus brillante plus belle pour une autre étincelle
Je me changerai en or pour que tu m’aimes encore...
Pour que tu m’aimes encore...
Pour que tu m’aimes encore
...

Lời Anh "If That's What it Takes" của bản nhạc này cũng đã được Celine thu cho album Falling into You phát hành ngay năm sau (1996)



When the storm rises up, when the shadows descend
Ev'ry beat of my heart, ev'ry day without end
I will stand like a rock, I will bend till I break
Till there's no more to give, if that's what it takes
I will risk everything, I will fight, I will bleed ..


You can sleep in my arms, you don't have to explain
When your heart's crying out, baby, whisper my name
'Cause I've reached out for you when the thunder is crashing up above
You've given me your love
When your smile like the sun that shines through the pain
That's why I'll be there
..

.

Single thứ hai Je sai pas phát hành tháng 10/1995 cũng là một single hết sức thành công - top 7 tuần ở Pháp, với 510 triệu bản bán ra; top ở Bỉ, ở Québec .. Céline tâm sự đây là bản nhạc yêu thích của cô, vì gợi lại những cảm xúc với chồng, René Angelil.

Je sais les hivers, je sais le froid
Mais la vie sans toi, je sais pas
..



Bản tiếng Anh với tựa I Don't Know cũng được Céline thu cho album tiếp theo Falling into You



Một  bản trong album ko được trích xuất thành single nhưng cũng rất được chú ý là Vole, được đề tặng cho người cháu gái bị bệnh mất.



Bản nhạc sau cũng được thu cho album Falling into You với lời Anh, tựa Fly



Mời nghe album D'eux - 15th Anniversary Edition. Đây là album phát hành năm 2009 để kỷ niệm 15 năm ngày phát hành D'eux, ngoài 12 track gốc còn được bonus thêm 5 track



ref: en.wikipedia
- trang dịch qua tiếng Anh một số lời Pháp của Céline Dion:
http://www.celinedion.us/lyrics-translations,live-a-paris,11.html#11



Văn Cao - Buổi sáng có trong sự thật

1. Năm Buổi Sáng Không Có trong Sự Thực


"Những mái nhà như những cánh chim đêm 
Ủ những giấc mơ dưới trời sao lồng lộng"

Văn Cao (1923 - 1995)
ảnh internet
I.
Ngủ dậy một sáng
Cả phố biến đâu mất
Không một bóng người đi
Im lặng hồ nước sâu thăm thẳm
Mặt đất đỏ màu gạch nung
Như miệng quả núi lửa
Anh đi tìm em
Tìm dấu vết những con đường
Chúng ta thường đi lại
Giữa mênh mông tôi gọi em mãi mãi
Thế kỷ chúng ta dừng lại nơi đây
Em ở đâu
Thế kỷ chúng ta còn đang tiếp tục
Trên trái đất này
Hàng ngày đứng lại nơi đây
Tôi gọi em mãi mãi.

II.
Buổi sáng nay không nghe tiếng chim hót
Một buổi sáng không thực
Tôi bước đi không thấy tiếng chân đi
Cả thành phố cùng tôi im lặng
Tất cả những con người
Chỉ thấy mắt đen lay láy
Cả tiếng xe không thành tiếng
Tại sao? Tại sao?
Không ai nhìn miệng tôi gào thét không ra tiếng
Trong kinh hoàng tôi chạy trên đất
Một mình
Giữa thành phố mọi người im lặng
Tại sao? Tại sao? Không tiếng nói
Không tiếng động, không sự sống
Tại sao thành phố sa mạc
Không nghe gió thổi
Những hình người như bị đẩy
Qua nhanh
Hình như nơi đây
Bị đày trong im lặng.

III.
Buổi sáng nay không phải mình thức dậy
Một người nào trong tôi đang thở
Trước mặt tôi
Buồn nửa đêm nửa ngày len lỏi
Nửa phố mặt trăng nửa phố mặt trời
Từ khi ấy chúng tôi, hai người suy nghĩ
Hai kẻ thù nhau
Hai thái cực tâm hồn
Hai người ấy trong một người chịu đựng
Mưu hại lẫn nhau
Không biết ngày đêm, không biết giả thật
Từ phút ấy, tôi không còn thật nữa.

IV.
Buổi sáng nay cả phố phường như mở hội
Mỗi con người đeo mặt nạ đi chơi
Những bước chân nhảy múa
Vui lên cành non
Lá bàng trên phố xanh màu ngọc
Xuân tháng hai
Cửa hàng rượu bên đường
Tơ lụa pha len, hoa giấy ni-lông
Những mặt nạ gặp nhau chào hỏi
Những em bé búp bê mùa xuân
Hồng hào da thịt
Ngồi đập nút chai làm tiền bạc chơi xuân
Mở tròn mắt nhìn kinh ngạc
Họ vui làm sao
Ô kìa
Nước mắt mồ hôi
Sao chảy ra trên từng mặt nạ
Từng con người
Vội vàng lau mồ hôi và nước mắt
Trên những mặt nạ giấy bồi.

V.
Những cánh cửa đều khóa chặt
Trong gian phòng trong suốt thủy tinh
Em ở đây với anh
Cho bớt lạnh sáng mùa xuân náo níu
Thịt da em cho anh sưởi
Hơi ấm mình con chim khuyên
Trong lòng bàn tay
Run rẩy
Giữa hai cành non
Nghe nhựa mùa xuân
Những nụ hồng mới nở
Và mật vừa thơm và ong đã tới
Chúng ta đi vào bí mật mùa xuân
Ngày đầu tiên của em trên biển.

1960

Nguồn:
Nhạc sĩ Văn Cao, tài năng và nhân cách, Bích Thuận, NXB Thanh Niên, 2007, tr. 235
(cop lại từ thivien.net)


25/3/14

Sử Việt, đọc vài cuốn - Tạ Chí Đại Trường

Thời gian gần đây trên báo chí, mạng mẽo bình loạn cả lên chuyện học sinh tránh chọn môn Sử làm môn thi tốt nghiệp. Từ đó nhiều người suy ra rằng học sinh hiện nay hầu hết chán môn Sử. Thật ra suy luận như thế là ko logic: Bà xã đi vắng, tôi nấu ăn. Tôi chọn làm món trứng chiên thay cho đùi gà chiên bơ ko có nghĩa là tôi ko thích đùi gà chiên bơ.
Tuy nhiên việc học sinh hiện nay ko thích sử là có thật. Ai từng phải học / đọc qua sách sử hiện đang dùng dạy ở trường thì chắc ko nghi ngờ gì khẳng định này.

Nhớ lại hồi mới giải phóng đọc bộ Con Đường Đau Khổ của A. Tolstoy, rồi Sông Đông Êm Đềm của Sholokhov cứ lơ mơ vì ko hiểu bối cảnh lịch sử xã hội của truyện. Tức mình tìm mua một số sách lịch sử liên quan đọc cho biết. Nhưng khi cầm sách đọc, cứ ước gì tác giả bỏ đi hơn một nửa thì đỡ phí thời giờ và đỡ cả phản cảm vì lối nói lấy được .. Đang muốn đọc còn nuốt ko trôi lối viết sử kiểu thế, nên sau này con cái học sử than chán quá, chả biết nói làm sao. Khá lâu cũng ko mua cuốn sách sử nào. Mấy cuốn lỡ mua hồi mới giải phóng đều thuộc diện ưu tiên 1 gởi bà chai-bao-dép mỗi khi tủ sách chật, cần giải phóng chổ.

Mãi đến khi có internet, tình cờ đâu khoảng cuối 199x hay đầu 200x gì đó, tìm gặp mấy cuốn sách
 của Tạ Chí Đại Trường mới có hứng thú đọc sử trở lại. Lối viết nhiều lúc lan man nhưng vẫn mạch lạc, khúc chiết; nhiều lúc diễu cợt nhưng vẫn nghiêm túc, cẩn trọng; nhiều lúc nồng nhiệt nhưng vẫn lí lẻ chặt chẻ, ko cảm tính .. khiến thật khó dứt ra khỏi trang viết của ông. 

Ko có chuyên môn gì về sử nên ko đánh giá được sách ông viết giá trị đến như nào về mặt khoa học, chỉ thấy đọc ông rất thú vị. Hôm nay vào mạng đọc thấy tin Nhà nghiên cứu Sử học Tạ Chí Đại Trường được trao giải Nghiên cứu, giải Văn hóa Phan Châu Trinh lần thứ VII vì những đóng góp độc đáo và mới mẻ của ông trong nghiên cứu Sử học. Thế là các nhà chuyên môn đã đánh giá cao ông rồi

Tạ Chí Đại Trường - hình: net
Xin giới thiệu cuốn của ông đầu tiên tôi đọc và rất thích: Sử Việt, đọc vài cuốn. Cuốn này chưa được xuất bản tại Việt Nam, bạn nào muốn có thể down ebook theo link ở cuối trang.

Vài thông tin về tác giả: 

Tạ Chí Đại Trường người Bình Định, sinh ở Nha Trang. Tốt nghiệp Cao học Sử Đại học Văn khoa Sài Gòn 1964. Đi lính, Đại Úy Quân Lực VNCH. Giải ngủ 1974, về làm Tiến sĩ Sử ở Văn koa, chưa xong thì giải phóng, đi cải tạo đến 1981 thì được về. Qua Mĩ tháng 8-1994. Hiện ở Westminster, California.


Còn đây là bài giới thiệu cuốn sách cop từ BBC.

Bến Xuân

Trong cuốn băng video Văn Cao - Giấc mơ đời người, giới thiệu cho Tịnh Quyên ca Đàn chim Việt, là lời Văn Cao tâm sự:  “Tôi yêu một người con gái … mà tôi không ngỏ lời với người ta … Nhưng mà họ hiểu, và họ tới với tôi … thành ra nó mới có cái chuyện là em đến tôi một lần … thì cái đó là một cái mối tình câm … mà rồi để lại cho cuộc đời mình thành một bài hát. Thế thôi! Không có cái gì nữa.”

Tuy nhiên nếu lắng nghe sẽ thấy cả bài ko hề có câu hát nào nêu cái ý "em đến tôi một lần" Văn Cao vừa nhắc ở trên.

24/3/14

When I fall in love


When I give my heart
I give it completely
Or I'll never give my heart

And the moment I can feel that you feel that way too
Is when I fall in love with you
..

Tướng Trung Quốc bàn về niềm tin và đạo đức


Bài viết sau đây của ông tướng Tàu Lưu Á Châu (Liu Ya Zhou) đăng trên trang web tuanvietnam.net. Tác giả có những nhận định thật sắc sảo, độc đáo; lắm khi thẳng thắn đến gây sốc.
Việt ta thờ Tàu làm thầy, những gì tác giả nói về Tàu thì cũng gần như nói về Việt - gần như vì thật ra trò Việt là anh học lóm, nên cái hay thì ko bằng, còn cái tệ hại thì lại vượt xa thầy. Cop về đây để mọi người đọc cho biết. Đặc biệt với ai thích tự sướng thì đọc cho sướng.
(Trong bài có một số chổ chữ xanh là do tôi đánh dấu để dễ tìm sau này)

Có một câu chí lý thế này: Hay bàn luận về khuyết điểm của người khác thì anh là kẻ đạo đức thấp kém. Hay bàn luận về khuyết điểm của nhân loại thì anh là một nhà tư tưởng. sự kiện nóng

Tướng Lưu Á Châu
LTS: Lưu Á Châu sinh năm 1952, là con rể cố Chủ tịch nước Trung Quốc Lý Tiên Niệm, có thời là Phó Chính uỷ bộ đội không quân Trung Quốc, nay là Chính uỷ Trường đại học Quốc phòng Trung Quốc, từng là giáo sư thỉnh giảng của ĐH Stanford Mỹ. Ông đồng thời là một nhà văn có tiếng, chủ nhân một số giải thưởng văn học. Các bài viết của ông ngôn từ mạnh dạn, quan điểm mới mẻ (nhất là quan điểm đối với Mỹ), lập luận sắc bén của ông được dư luận rất quan tâm.

Dưới đây là phần lược dịch bài nói ngày 11/9/2002 của ông - Trung tướng không quân Lưu Á Châu, lúc đó là Chính uỷ bộ đội không quân Quân khu Thành Đô Trung Quốc, trước các cán bộ quân đội cấp tiểu đoàn trở lên tại căn cứ không quân Côn Minh, Vân Nam.

Tuần Việt Nam xin đăng lại ý kiến cá nhân của ông, một vị Trung tướng của Trung Quốc để rộng đường dư luận. Mời quý bạn đọc gần xa, trong nước và nước ngoài gửi bài, ý kiến trao đổi, tranh luận.


Người phê phán văn hoá Trung Hoa

Trong quá khứ, tôi trước tiên là người kế thừa văn hoá Trung Hoa, sau đó mới là người phê phán văn hoá Trung Hoa. Hiện nay tôi trước tiên là người phê phán văn hoá Trung Hoa sau đó mới là người kế thừa.

Lịch sử phương Tây là một bộ sử sửa cái xấu, cái sai thành cái tốt, cái đúng. Lịch sử Trung Quốc thì là một bộ sử sửa cái tốt cái đúng thành cái xấu cái sai. Thời cổ, phương Tây cái gì cũng cấm, chỉ có điều không cấm bản năng con người. Trung Quốc cái gì cũng không cấm, riêng bản năng thì cấm.

Người phương Tây dám thể hiện bản thân, tức thể hiện tư tưởng mình và còn dám phô bầy thân xác loã lồ của mình. Trung Quốc chỉ biết mặc quần áo, mặc quần áo cho tư tưởng. Mặc bao giờ cũng dễ hơn cởi. Phương Tây đả kích mặt đen tối của mình, cho nên tìm được ánh sáng, tư tưởng của họ đang bay bổng. Chúng ta ca ngợi sự sáng sủa của mình, kết quả đem lại bóng tối nghìn năm.

Trung Quốc không có nhà tư tưởng, chỉ có nhà mưu lược. Hegel từng nói: "Trung Quốc không có triết học." Tôi cho rằng mấy nghìn năm nay Trung Quốc chưa sản sinh được nhà tư tưởng nào. Nhà tư tưởng tôi nói là những người như Hegel, Socrates, Plato, những nhà tư tưởng ấy có cống hiến to lớn đối với tiến trình văn minh nhân loại. Lão Đan [tức Lão Tử - ND], bạn nói ông ấy là nhà tư tưởng phải không?

Chỉ dựa vào "Đạo đức kinh" 5000 chữ mà có thể làm nhà tư tưởng ư? Đấy là chưa nói "Đạo đức kinh" của ông có vấn đề.

Khổng Tử có thể coi là nhà tư tưởng chăng? Thế hệ chúng ta xem xét ông thế nào? Tác phẩm của ông bị xem xét ra sao? Tác phẩm của ông chưa từng cung cấp cho nội tâm người Trung Quốc một hệ thống giá trị có thể đối kháng quyền lực thế tục. Cái mà ông cung cấp là tất cả xoay xung quanh quyền lực.

Nếu Nho học là một tôn giáo thì đó là một tôn giáo rởm; nếu là tín ngưỡng thì là tín ngưỡng rởm; nếu là triết học thì đó là triết học của xã hội quan trường hoá. Xét trên ý nghĩa này thì Nho học có tội với người Trung Quốc.

Trung Quốc không thể có nhà tư tưởng, chỉ có nhà mưu lược. Xã hội Trung Quốc là xã hội binh pháp, dân tộc ta chỉ tôn sùng nhà mưu lược. Một Gia Cát Lượng chẳng mấy thành công về sự nghiệp lại được người ta kỷ niệm nhiều lần. Ông ấy bụng dạ kém khoáng đạt, cách dùng người cũng chưa thích hợp.

Có tư liệu cho thấy ông ta còn là kẻ lộng quyền. Nhưng chính con người như thế lại được nâng lên tầm cao phát sợ. Đây cũng là một phác hoạ tâm hồn dân tộc ta. Dưới hình thái xã hội như thế có ba loại hành vi thịnh hành ở Trung Quốc.

Ba loại hành vi thịnh hành tại Trung Quốc

1.Thuật nguỵ biện. Con trai tôi năm nay thi vào khoa báo chí một trường đại học. Khoa này là một trong những khoa báo chí tốt nhất Trung Quốc. Tôi bảo nó: Đưa giáo trình cho bố xem. Đọc xong tôi bảo thứ này không đáng đọc. Trong giáo trình có một suy đoán như sau: Trung Quốc phát minh ra thuốc nổ; thuốc nổ truyền tới châu Âu đã phá tan dinh luỹ phong kiến Trung thế kỷ của châu Âu. Thật nực cười. Thuốc nổ anh phát minh ra phá tan dinh luỹ phong kiến của người ta, thế sao dinh luỹ của chính anh lại không bị phá vỡ? Ngược lại còn vững chắc hơn?

Tại Đại học Quốc phòng Trung Quốc, khi thảo luận vấn đề Đài Loan có một quan điểm được nhiều người tán đồng như sau: Đài Loan như một cái ổ khoá. Nếu không giải quyết được vấn đề Đài Loan thì ổ khoá ấy sẽ khoá chặt cánh cổng lớn của Trung Quốc, Trung Quốc sẽ không có lối ra biển cả. Đó là sự nguỵ biện. Tây Ban Nha sau khi trở thành cường quốc biển, đâu có thể ngăn cản anh hàng xóm Bồ Đào Nha cũng trở thành cường quốc biển. Eo biển Dover của Pháp cách nước Anh có 28 hải lý, Anh Quốc có thể ngăn cản Pháp trở thành cường quốc biển không?

Trung Quốc mất biển, chủ yếu là do tầng lớp thống trị Trung Quốc nhiều đời chưa có quan điểm Quyền lực biển.

Có lẽ mọi người chưa chú ý tới chuyện một số hội Phật Giáo, Đạo giáo thường đứng ra chủ trì việc phê phán một số đoàn thể mê tín phong kiến, các vị đạo trưởng ung dung nói năng, phê phán người ta là mê tín phong kiến. Tôi muốn cười thầm nhưng lại không nhịn được cười thành tiếng. Bảo người ta là mê tín phong kiến, lẽ nào ông là duy vật chăng? Chẳng phải cũng là mê tín đó sao?

2. Đối ngoại lôi kéo vỗ về, đối nội tàn nhẫn. Văn minh châu Âu và văn minh Trung Quốc hầu như đồng thời cất bước nhưng châu Âu hình thành nhiều quốc gia nhỏ, Trung Quốc hình thành một đại đế quốc thống nhất. Nói tới chuyện này chúng ta thường hí hửng phấn khởi. Thực ra châu Âu hình thành nhiều quốc gia như thế chính là một dạng thể hiện tư tưởng tự do của họ. Tuy hình thành nhiều quốc gia như vậy nhưng bao nhiêu thứ có liên quan đến văn minh nhân loại chính là sinh ra từ các tiểu quốc chia tách ra ấy.

Còn chúng ta đã làm được gì cho văn minh thế giới? Có thể khẳng định, thống nhất giang sơn có mối quan hệ tất nhiên nào đó với tư tưởng thống nhất. Xã hội mưu lược là xã hội hướng nội.

Tôi từng nghiên cứu kỹ sự khác biệt giữa Trung Quốc với Mỹ. Trên mặt công việc quốc tế, về cơ bản Trung Quốc mềm mỏng, còn trên mặt công việc trong nước thì cứng rắn. Nước Mỹ ngược lại, họ rắn trên mặt công việc quốc tế, mềm trên mặt công việc trong nước. Chẳng còn nhớ trong một cuốn sách nào đấy tôi có đề cập vấn đề này, có lẽ là cuốn Đánh giá nguy hiểm tác chiến với Đài Loan, và kết luận: Chuyện này là do sự khác biệt văn hoá quyết định.

Văn hoá Trung Quốc có tính khép kín, kín đáo, hướng nội. Văn hoá Mỹ thì cởi mở, hướng ngoại. Tư tưởng đại nhất thống cũng là tư tưởng kiểu hướng nội. Điều đó giải thích vì sao trước bọn xâm lược nước ngoài thì chúng ta là bầy cừu, trước đồng bào mình thì chúng ta là lang sói. Ngót trăm lính Nhật là đủ để áp giải 50 nghìn tù bình quân Quốc Dân Đảng đến Yến Tử Cơ [một địa danh thuộc tỉnh Giang Tô - ND] xử bắn. Chưa nói đến chống lại, các tù binh này chẳng có cả tới dũng khí bỏ chạy nữa kia.

3. Hành vi thô bỉ. Sự thô bỉ về tinh thần ắt đem lại sự thô bỉ trong hành vi. Sự cao quý tinh thần ắt sẽ đem lại sự cao quý trong hành vi. Khoảng hai chục năm trước khu phố nhà tôi có xảy ra chuyện như sau: Một đôi vợ chồng li dị, ông chồng dẫn cô bồ mới về nhà, hai vợ chồng cãi nhau. Bà vợ chạy lên gác trên muốn nhảy lầu. Rất nhiều người xúm lại xem. Có kẻ vì hí hửng khi thấy người khác gặp tai nạn mà hét to: "Nhảy đi, nhảy đi!" Về sau cảnh sát đến cứu được bà kia xuống, những người xem thậm chí còn cảm thấy tiếc rẻ.

Tôi thở dài một cái rồi về nhà, mở ti-vi xem. Đúng lúc ấy trên ti-vi đang chiếu bộ phim kể về một chuyện có thật xảy ra ở châu Âu. Chuyện như sau: Một nước nào đó, nhớ mang máng là Hungary thì phải, 70 năm trước có một anh thợ mỏ trẻ sắp cưới vợ. Trong lần cuối cùng xuống giếng mỏ trước ngày cưới thì mỏ xảy ra sụt lở, anh thợ kia mãi mãi không thể trở về. Cô dâu không thể tin rằng người yêu của mình có thể bỏ cô mà đi, cứ thế đằng đẵng chờ 70 năm trời.

Cách đây ít lâu người ta sửa lại hầm mỏ, phát hiện thấy trong vũng nước đọng ở chỗ sâu có một xác người. Đó chính là chàng rể- thợ mỏ nọ bị vùi dưới giếng 70 năm trước. Vì dưới ấy không có không khí, xác lại ngâm trong nước có khoáng chất nên người ấy trông vẫn trẻ như lúc chết. Cô dâu thì đã là bà lão tóc bạc phơ.

Bà cụ ôm lấy người yêu khóc nức nở. Bà quyết định tiếp tục làm lễ cưới của họ. Cảnh này thật quá xúc động: Cô dâu 80 tuổi mặc áo cưới trang trọng một màu trắng như tuyết. Tóc cũng trắng như tuyết. Người yêu của bà thì vẫn trẻ như xưa, mắt nhắm nghiền nằm trên cỗ xe ngựa. Hôn lễ và tang lễ đồng thời tiến hành. Bao nhiêu người rơi lệ.

Vụ 11/9 thử thách trình độ đạo đức quốc dân

Tòa tháp đôi bị tấn công ngày 11/9/2001
Vụ 11/ 9 năm ngoái là sự việc có thể khảo nghiệm trình độ đạo đức của dân tộc ta nhất. Hôm nay [tức 11/09/2002 - ND] vừa đúng tròn một năm sự kiện ấy. Vụ 11/ 9 tuy không thể thay đổi thế giới nhưng đã thay đổi nước Mỹ. Đồng thời, thế giới sau ngày ấy rất khó trở lại trước sự kiện này.

Khi xảy ra vụ 11/9, ít nhất trong một quãng thời gian sau đó nước ta bị bao phủ bởi một bầu không khí không lành mạnh. Tối hôm 12/9, có người bạn gọi điện thoại cho tôi nói sinh viên ĐH Bắc Kinh và ĐH Thanh Hoa đang khua chiêng gõ trống. Tôi bảo đội tuyển bóng đá quốc gia Trung Quốc còn chưa lọt vào vòng sau kia mà, phải đến mồng 7/10 đội Trung Quốc mới đấu trận cuối cùng với đội Liên hiệp Vương quốc A Rập, nếu thắng thì sẽ lọt vào danh sách dự World Cup. Một lúc sau mới biết thì ra sinh viên Trung Quốc đang chúc mừng việc toà tháp đôi Mỹ bị đánh sập.

Báo chí nước ngoài đưa tin: Hồi ấy có một đoàn nhà báo Trung Quốc đang ở thăm Mỹ, khi thấy hình ảnh toà nhà Trung tâm Thương mại thế giới bị đánh phá, các thành viên đoàn nhà báo này bất giác vỗ tay. Đây là một dạng ngấm văn hoá; điều đó không thể trách họ, bọn họ đã không thể kiềm chế được bản thân.

Kết quả họ bị [chính phủ Mỹ - ND] tuyên bố là những người mãi mãi không được hoan nghênh. Hồi ấy tôi đang ở Không quân Bắc Kinh [1], mấy hôm ấy đều có người ở bộ đội đến thăm, gặp ai tôi cũng hỏi quan điểm của họ đối với vụ 11/9. Tất cả đều trả lời: Đánh bom hay lắm.

Sau này tôi nói đây là một tình trạng rất đáng buồn. Nếu những người ấy yêu mến Trung Quốc, thế thì có cứu được Trung Quốc hay không? Về giới truyền thông thì càng chẳng nên nhắc tới. Ở Trung Quốc, nơi không có tin tức nhất là trên báo chí.

Năm 1997 công nương Diana chết vì tai nạn giao thông. Cho dù Diana là người thế nào, hoàng gia Anh Quốc ra sao thì ít nhất bà ấy cũng có giá trị tin tức. Các tờ báo lớn trên thế giới đều đăng tin này trên trang nhất, riêng báo chí Trung Quốc không đăng tin ấy. Hôm đó tin tức đầu bảng của các tờ báo lớn ở Bắc Kinh là "Các trường trung, tiểu học Bắc Kinh hôm nay khai giảng". Tin này chẳng khác gì tin "Người Bắc Kinh hôm nay ăn sáng rồi", chỉ có cái giá trị [thông tin - ND] ấy thôi.

Tối hôm 11/9 tôi ngồi xem chương trình "Tiêu điểm phỏng vấn" trên ti-vi. Tôi muốn xem xem "những cái miệng lưỡi của đất nước" đánh giá tiêu điểm vụ 11/9 như thế nào. Kết quả chương trình "Tiêu điểm phỏng vấn" hôm ấy có nội dung là nói về việc các chi bộ ở nông thôn tăng cường xây dựng chi bộ gì gì đó. Bạn muốn xem cái gì thì không có cái ấy. Cái bạn không muốn nghe thì người ta cứ nói cho mà nghe. Dĩ nhiên, những cái miệng lưỡi của quốc gia thì vô tội.

Văn hoá truyền thống ảnh hưởng tới quan niệm đạo đức

Năm 1999 Mỹ tấn công Nam Tư. Trung Quốc đứng ra phản đối. Cái giá của lần ấy là Đại sứ quán Trung Quốc tại Nam Tư bị bắn phá. Suýt nữa thì Trung Quốc lại đứng ra lần nữa. Đoàn tàu văn hoá này của chúng ta có quán tính lớn, chở chúng ta, những kẻ có khiếm khuyết đạo đức, phóng như bay tới điểm chót.

Hồi ấy có người còn đề xuất nhân dịp này tấn công Đài Loan, ra tay một lần là xong. Có thể thông cảm với nỗi lòng của các bạn ấy, nhưng bấy giờ quả thật không phải là thời cơ thích hợp. Hồi ấy tôi nghĩ, vụ 11/9 chết bao nhiêu người, đều là người vô tội. Cái mất đi là sinh mạng con người, thứ tôn nghiêm nhất trên thế giới. Những sinh mạng ấy không có liên quan với chính phủ Mỹ. Chúng ta dùng thái độ như vậy đối xử với người ta, nhưng người ta không dùng thái độ như vậy đối xử với ta.

Thảm án Dover hình thành sự đối chiếu rõ rệt với việc này. Năm 2000, một đoàn người Phúc Kiến vượt biên trái phép ngồi trong xe thùng bịt kín cập cảng Dover lên đất Anh Quốc. Vì ngồi mấy chục giờ trong thùng xe thiếu không khí, tất cả đều chết ngạt [2], chỉ có 2 người sống sót.

Khi vụ này bị phanh phui, không một quan chức nào của Đại sứ quán Trung Quốc xuất đầu lộ diện. Cuối cùng dân chúng Anh Quốc vùng Dover tự phát làm lễ truy điệu và lễ thắp nến tưởng niệm những người đã chết.

Rất nhiều trẻ em tham dự, chúng cầm trong tay những thứ đồ chơi chế tạo tại Trung Quốc. Nhân đây xin nói thêm, hiện nay 90% đồ chơi trên thế giới là Made in China. Nhà báo hỏi lũ trẻ: Tại sao các cháu dự lễ truy điệu? Bọn trẻ nói: Họ cũng là người cả mà; các thứ đồ chơi trong tay chúng cháu cầm đây có thể là do những người trong số họ sản xuất.

Không một người Trung Quốc nào có mặt trong buổi lễ truy điệu ấy. Thế nào là văn minh, thế nào là không văn minh? Tôi đang suy nghĩ.

Thờ ơ, coi nhẹ sinh mạng con người thật đáng sợ

Nhà văn Lỗ Tấn
Thật là đáng sợ khi người ta ca ngợi khủng bố. Trung Quốc thoát thai từ nền văn hoá giáo dục Trung Quốc, trước hết thờ ơ coi khinh sinh mạng của chính mình, từ đó mới có thái độ coi tính mạng của người khác, nước khác như trò trẻ con. Bản thân không có quyền lực quý trọng sinh mạng mình, cũng không cho người khác có cái quyền ấy. Tâm trạng "khán giả" năm xưa từng bị Lỗ Tấn hồi trẻ phê phán chính là được tôi luyện như vậy đấy.

Người Trung Quốc xem cảnh giết người khác, không ai không vui mừng phấn khởi. Giai cấp thống trị cố ý đem người ta ra giết tại nơi đông người. Kẻ bị thống trị thì hưởng thụ tại nơi đông người cái cảm giác khoái trá của kẻ thống trị. Nhất là khi xử tử bằng kiểu tùng xẻo, kéo dài ba ngày, người xem đông nghìn nghịt. Cả đến những chủ sạp hàng nhỏ cũng bày hàng ra bán tại đấy. Đao phủ còn bán bánh màn thầu dính máu.

Trung Quốc ngày nay không có tục tùng xẻo nữa. Nhưng xử án tại nơi đông người cũng là sự mở rộng tập quán đó. Người nước ta năm nào đi xem giết Lục Quân Tử Đàm Tự Đồng [3] như đi trẩy hội. Với những người như thế, trong cuộc chiến tranh Giáp Ngọ [4] ta sao mà không mất Đài Loan. Con cháu họ, tức chúng ta, nếu lại như họ thì làm sao mà giải phóng được Đài Loan.

Khi có kẻ xấu hành hung trên xe buýt, những người đi xe đều im thin thít. Dựa vào những con người ấy đi giải phóng Đài Loan ư? Dựa vào họ để thực hiện 4 hiện đại hoá ư? Bạn thực hiện 4 hiện đại hoá rồi thì có lợi gì nhỉ?

Sáng nay khi tập thể dục tôi tranh thủ xem truyền hình, chương trình quảng cáo "Tin tức buổi sáng", sản phẩm nào bán chạy nhất? Đó là cửa chống trộm. Đây là nỗi buồn của một dân tộc. Bạn xem đấy, nhà chúng ta ở chẳng khác gì cái cũi. Tại Thành Đô, tôi ở căn nhà mấy vị chính uỷ không quân tiền nhiệm từng ở. Tôi vào xem, ôi chao, như vào nhà giam ấy. Cửa sổ, ban công đều bao bọc bằng hàng rào chấn song chống trộm. Tôi bảo dỡ bỏ hết.

Hôm nọ đọc một cuốn sách có tên "Trung Quốc có thể nói Không". Tôi bảo, anh có thể nói Không, nhưng anh đứng sau cánh cửa chống trộm mà nói Không; đó chẳng phải là dũng sĩ mà là kẻ hèn nhát. Kiều Lương [5] nói chí lý: [Đó là] "Những người yêu nước khi gặp bọn trộm cướp mà còn lánh mặt nhưng lại dũng cảm dõng dạc nói Không với một cường quốc ở xa tít mù!"

Cần nhìn nhận nước Mỹ một cách khách quan toàn diện. Nước Mỹ là một quốc gia như thế nào? Nhớ lại hồi trẻ từng nghe một câu nói hình dung thành phố New York: Cái tốt nhất trên thế giới và cái xấu nhất trên thế giới cộng lại với nhau thì là New York. Dùng câu ấy để hình dung nước Mỹ ngày nay có thích hợp hay không?

Thế hệ quân nhân chúng ta, những quân nhân đảm nhận niềm hy vọng tương lai của tổ quốc, vừa không nên làm "phái thân Mỹ", cũng chẳng thể làm "phái chống Mỹ" một cách đơn giản, mà nên làm "phái hiểu Mỹ" chín chắn.

Hiểu kẻ địch thì mới chiến thắng được kẻ địch. Đánh giá thấp đối thủ tức là đánh giá thấp chính mình. Thác Bạt Đạo [6] đổi tên nước của Nhu Nhiên thành "Nhu Nhu", ý là sâu bọ, nhưng chính ông lại bị con sâu ấy đánh bại. Thế thì ông chẳng bằng con sâu nữa kia.

Mỹ không muốn Trung Quốc hùng mạnh, hoàn toàn cũng như Trung Quốc không muốn Mỹ xưng bá. Mối quan hệ Trung Quốc- Mỹ có xung đột nhưng cũng có lợi ích chung nhất định. Làm thế nào hoá giải xung đột, phát triển lợi ích chung là việc các nhà ngoại giao Trung Quốc hiện nay nên cố gắng làm.

Trung Quốc muốn phát triển thì không thể cắt đứt sự đi lại với thế giới. Thế giới hiện nay là đơn cực, chỉ khi nào Mỹ suy sụp thì mới có thể xuất hiện thế giới đa cực. Chúng ta vừa không thể cắt quan hệ với Mỹ lại vừa không thể có quá nhiều kỳ vọng về Mỹ. Hiện nay mà đối kháng với Mỹ thì chưa phải là thời cơ thích hợp nhất. Lợi ích quốc gia nên mãi mãi là chuẩn tắc cao nhất cho hành động của chúng ta. Chúng ta cần nhẫn nại; nhẫn nại không phải là mềm yếu, chỉ có khuất phục mới là mềm yếu.

Đấu tranh ngoại giao càng cần đấu trí

Dĩ nhiên Mỹ không từ bỏ dã tâm diệt chủ nghĩa xã hội. Dĩ nhiên Mỹ không muốn Trung Quốc trỗi dậy, không muốn kinh tế Trung Quốc phát triển đi lên. Nhưng cần nhớ cho kỹ: Khi đấu tranh với đối thủ, nhất định phải làm cho đối thủ của anh nhìn thấy cái tình hình họ không muốn thấy nhất.

Người Mỹ muốn người Trung Quốc đánh nội chiến; chúng ta quả thật đánh nội chiến rồi. Họ không rúc trong chăn mà cười đến nôn ruột thì mới lạ chứ. Dĩ nhiên nhất mực "Nằm gai nếm mật, thao quang dưỡng hối [vờ ngu giả dại/ giấu tài - ND]" cũng không được.

Là một nước lớn, Trung Quốc có thể làm theo cách như một võ hiệp thời xưa ẩn vào núi sâu khổ luyện võ công, chờ khi võ nghệ cao cường rồi tái xuất quyết thắng kẻ địch chăng? Với số dân và tài nguyên của Trung Quốc, đặc biệt là với nền văn hoá của mình, Trung Quốc không thể lớn mạnh như nước Mỹ được, huống chi Mỹ cũng chẳng dừng lại không tiến lên.

Vẫn là Mao Trạch Đông nói chí lý: "Đánh vẫn cứ phải đánh, đàm [đàm phán - ND] vẫn cứ phải đàm, hoà vẫn cứ phải hoà." Con người cần khôn ngoan tài trí, đấu tranh ngoại giao lại càng cần khôn ngoan. Phải dắt mũi người ta mà đi chứ đừng bị người ta dắt.

Khơ-rut-xôp là một tay khôn ngoan. Tôi xin kể cho các bạn nghe chuyện này: Tại một đại hội nọ [ý nói Đại hội XX đảng Cộng sản Liên Xô - ND], Khơ-rut-xôp ra sức vạch trần và phê phán chế độ chính trị tàn bạo của Stalin. Có người chuyển lên một mẩu giấy chất vấn Khơ-rut-xôp: Bản thân Khơ-rut-xôp cũng là một thành viên trong tập đoàn quyền lực nòng cốt khi Stalin nắm chính quyền.

Vì sao hồi ấy ông không đứng lên chống lại sự độc đoán của Stalin? Khơ-rut-xôp cao giọng đọc nội dung mẩu giấy kia rồi lớn tiếng nói với mọi người: Đây là mẩu giấy của ai thế? Xin người đó đứng ra! Đứng ra nào! ... Bên dưới nhốn nháo một lúc nhưng chẳng thấy ai đứng ra cả.

Khơ-rut-xôp nói: Mọi người xem đấy, chúng ta hiện nay dân chủ như thế này, trong tình hình chẳng có gì phải sợ hãi mà ngay cả đồng chí viết mẩu giấy này cũng không dám đứng ra. Vậy hãy nghĩ xem, trong bầu không khí dưới thời Stalin thống trị ấy có người nào dám đứng ra cãi lại Stalin không? Cả hội trường vỗ tay.

Chúng ta đấu tranh với Mỹ nên có sự khôn ngoan ấy của Khơ-rut-xôp. Khi cần thao quang dưỡng hối thì thao quang dưỡng hối đến tận nhà. Như một câu đồng chí Đặng Tiểu Bình năm nào nói với Thủ tướng Canada Trudeau (đại ý): Cái Thao quang dưỡng hối chúng tôi nói bao gồm cả việc không cần giữ thể diện cũng nhất định phải giữ mối quan hệ với quốc gia phát triển nhất trên thế giới. Ý của đồng chí Đặng Tiểu Bình là Trung Quốc nhất định phải bước cùng nhịp với văn minh thế giới, không thể xa rời nền văn minh thế giới.

Không có lý do căm ghét Mỹ

Trong sự kiện 11/9, trừ một số quốc gia cá biệt, một bộ phận dân chúng Trung Quốc (chứ không phải là chính phủ) đã tỏ ra mình ở cách nền văn minh dòng chính của thế giới một khoảng cách xa nhất.

Khi cần đấu tranh thì một tấc cũng không nhường. "Sùng bái Mỹ" là không đúng, "Thân Mỹ" không đúng, "Ghét Mỹ" cũng không đúng. Chính phủ và chính khách Mỹ vừa giống dân chúng Mỹ lại vừa không giống. Bạn cần phải có trí tuệ cao để phân biệt họ.

Trong quá khứ, vì để giúp Trung Quốc thoát khỏi ách thống trị thực dân mà Mỹ đánh bại Nhật, họ có cống hiến lớn đối với tiến bộ văn minh của xã hội Trung Quốc. Hai nước Trung Quốc- Mỹ không có xung đột lợi ích căn bản. Ngày nay, do lợi ích của Mỹ rải khắp toàn cầu nên 2 nước có xung đột. Nhưng chúng ta vẫn phải dùng tấm lòng đạo đức để bình xét sự vật chứ không thể kích động. Tôi từng nói rằng đối với Nhật, một nước từng tàn sát mấy chục triệu đồng bào ta, mà chúng ta thường xuyên nói 2 nước "phải đời đời kiếp kiếp hữu hảo với nhau". Thế thì chúng ta có lý do nào để căm ghét nhân dân Mỹ từng giúp ta đánh bại Nhật?

Những cái đáng sợ của Mỹ

Đâu là chỗ thực sự đáng sợ của nước Mỹ? Tuy rằng Mỹ có quân đội mạnh nhất thế giới, khoa học kỹ thuật tiên tiến nhất thế giới, nhưng tôi cho rằng những cái đó không đáng sợ. Nghe nói máy bay tàng hình của Mỹ thường xuyên ra vào bầu trời Trung Quốc rất thoải mái, nhưng điều ấy chẳng có gì đáng sợ cả. Cái đáng sợ của họ không phải là những thứ ấy.

Năm 1972, tôi học ở Đại học Vũ Hán, lên lớp giờ chính trị. Một thầy giáo khoa chính trị nói: "Nước Mỹ là đại diện của các nước tư bản mục nát, suy tàn, đã sắp xuống mồ, hết hơi rồi." Tôi, một sinh viên công nông binh mặc bộ quân phục, đứng ngay lên phản bác: "Thưa thày, em cảm thấy thầy nói không đúng ạ. Tuy rằng nước Mỹ không giống Trung Quốc là mặt trời nhô lên lúc 8- 9 giờ sáng, nhưng Mỹ cũng chẳng phải là mặt trời đang lặn gì gì đó, mà là mặt trời lúc giữa trưa ạ."

Thầy giáo bực mình, tái mét mặt ấp úng nói: "Cái cậu học sinh này, sao dám nói thế hả!" Ông ấy không hỏi tôi tại sao lại nói thế, mà dùng một chữ "dám". Lúc đó tôi thấy hết tâm trạng của ông.

Chính là cái nước tư bản mục ruỗng suy tàn ấy vào thập niên 90 thế kỷ trước đã lãnh đạo cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật mới nhất trên thế giới. Tôi tốt nghiệp đại học đúng vào lúc bắt đầu cải cách mở cửa. Tôi lại có một quan điểm: Nước Mỹ là quốc gia do hàng chục triệu con người không yêu tổ quốc mình hợp thành, nhưng họ đều rất yêu nước Mỹ. Hồi ấy rất nhiều người lãnh đạo vừa chửi Mỹ vừa gửi con cái mình sang Mỹ. Một sự tương phản lớn!

Nói một thôi một hồi rồi, vậy thì cái đáng sợ của Mỹ là ở đâu? Tôi cảm thấy có ba điểm.

Điểm thứ nhất, không thể coi thường cơ chế tinh anh của Mỹ. Chế độ cán bộ, chế độ tranh cử của Mỹ có thể bảo đảm những người quyết sách đều là tinh anh. Bi kịch của Trung Quốc chúng ta, lớn đến nhà nước, nhỏ tới từng đơn vị, phần lớn tình hình là người có tư tưởng thì không quyết sách, người quyết sách thì không có tư tưởng. Có đầu óc thì không có cương vị, có cương vị thì không có đầu óc.

Nước Mỹ ngược hẳn lại, cơ chế hình tháp của họ đưa được những người tinh anh lên. Nhờ thế, 1 là họ không mắc sai lầm; 2 là họ ít mắc sai lầm; 3 là mắc sai lầm thì có thể nhanh chóng sửa sai. Chúng ta thì mắc sai lầm, thường xuyên mắc sai lầm, mắc sai lầm rồi thì rất khó sửa sai.

Mỹ dùng một hòn đảo Đài Loan nhỏ xíu để kiềm chế Trung Quốc chẵn nửa thế kỷ. Nước cờ này họ đi thật linh hoạt, thật thần kỳ. Một Đài Loan làm thay đổi hẳn sinh thái chính trị quốc tế. Điều tôi lo ngại nhất là bộ khung chiến lược phát triển Trung Quốc trong thế kỷ mới sẽ vì vấn đề Đài Loan mà biến dạng. Ngày nay, đối với các dân tộc có thế mạnh thì tính quan trọng của lãnh thổ đã giảm nhiều, đã chuyển từ tìm kiếm lãnh thổ sang tìm kiếm thế mạnh của quốc gia.

Người Mỹ không có yêu cầu lãnh thổ đối với bất cứ quốc gia nào. Nước Mỹ không quan tâm lãnh thổ, toàn bộ những gì họ làm trong thế kỷ XX đều là để tạo thế. Tạo thế là gì? Ngoài sự lớn mạnh về kinh tế thì là lòng dân chứ còn gì nữa! Có lòng dân thì quốc gia có lực ngưng tụ, lãnh thổ mất rồi sẽ có thể lấy lại. Không có lòng dân thì khẳng định đất đai anh sở hữu sẽ bị mất. Có nhà lãnh đạo quốc gia chỉ nhìn một bước. Nước Mỹ hành sự thường nhìn 10 bước. Vì thế cho nên mỗi sự kiện lớn toàn cầu xảy ra sau ngày Thế chiến II chấm dứt đều góp phần làm tăng cường địa vị nước Mỹ. Nếu chúng ta bị họ dắt mũi thì có thể sẽ mất hết mọi con bài chiến lược.

Tôi nhiều lần nói là trung tâm chiến lược của Mỹ sẽ không chuyển sang châu Á đâu, song điều đó không có nghĩa là Mỹ không bao vây Trung Quốc. Rất nhiều bạn chỉ thấy Mỹ bao vây Trung Quốc về quân sự, cũng như rất nhiều người chỉ thấy khoảng cách chênh lệch về KHKT và trang bị vũ khí giữa 2 nước mà chưa nhìn thấy sự mất cân đối nghiêm trọng hơn sự lạc hậu về trang bị trên mặt chiến lược lớn, nhất là trên tầng nấc ngoại giao.

Sau vụ 11/9, Mỹ nhanh chóng chiếm Afghanistan trong vòng 2 tháng, từ phía Tây bao vây Trung Quốc. Sức ép quân sự của Nhật, Đài Loan, Ấn Độ cũng chẳng bớt đi. Xem ra chúng ta giành được từ vụ 11/9 một số lợi ích trước mắt, song các lợi ích đó không quá 1- 2 năm có thể biến mất. Tôi cho rằng bao vây chiến lược đối với Trung Quốc là một kiểu khác, không phải là quân sự mà là siêu việt quân sự.

Bạn xem đấy, mấy năm gần đây các nước xung quanh Trung Quốc tới tấp thay đổi chế độ xã hội, biến thành cái gọi là quốc gia "dân chủ". Nga, Mông Cổ thay đổi rồi, Kazakhstan thay đổi rồi. Cộng thêm các nước trước đây như Hàn Quốc, Phillippines, Indonesia, lại cộng thêm vùng Đài Loan. Đối với Trung Quốc, sự đe doạ này còn ghê gớm hơn đe doạ quân sự. Đe doạ quân sự có thể là hiệu ứng ngắn hạn, còn việc bị cái gọi là các quốc gia "dân chủ" bao vây là hiệu ứng dài hạn.

Điểm thứ hai, sự độ lượng và khoan dung của nước Mỹ. Bạn nên sang châu Âu, sau đó sang Mỹ, bạn sẽ thấy một sự khác biệt lớn: Sáng sớm, các đường phố lớn ở châu Âu chẳng có người nào cả, còn tại Mỹ sáng sớm các phố lớn ngõ nhỏ đều có rất nhiều người tập thể dục, thậm chí cả ngày như thế. Tôi có một câu nói: Tập thể dục là một phẩm chất, tập thể dục đại diện cho một kiểu văn hoá khí thế hừng hực đi lên. Một quốc gia có sức sống hay không, chỉ cần xem có bao nhiêu người tập thể dục là biết.

Người Mỹ có thể lấy quốc kỳ làm quần lót để mặc. Hồi ở Mỹ tôi có mua một chiếc quần cộc cờ sao vạch. Tôi thường xuyên mặc chiếc quần ấy. Tôi mặc nó là để khinh miệt nó, là để trút giận, là một dạng trút sự bực bội và thoả mãn về tâm lý. Người Mỹ mặc nó là sự trêu chọc bỡn cợt, bản chất khác. Người Mỹ có thể đốt quốc kỳ nước mình ngoài phố. Đới Húc [7] nói: Nếu một quốc gia có thể đốt cả quốc kỳ của mình thì anh còn có lý do nào đi đốt quốc gia ấy nữa?

Điểm thứ ba, sức mạnh vĩ đại về tinh thần và đạo đức. Đây là điều đáng sợ nhất. Vụ 11/9 là một tai nạn. Khi tai hoạ ập đến, thể xác ngã xuống trước tiên, nhưng linh hồn vẫn đứng. Có dân tộc khi gặp tai nạn thể xác chưa ngã mà linh hồn đã đầu hàng.

Trong vụ 11/9 có xảy ra 3 sự việc đều có thể để chúng ta qua đó nhìn thấy sức mạnh của người Mỹ. Việc thứ nhất, sau khi phần trên toà nhà Thương mại thế giới bị máy bay đâm vào, lửa cháy đùng đùng, tình thế ngàn cân treo sợi tóc. Khi mọi người ở tầng trên qua cửa thoát hiểm chạy xuống phía dưới, tình hình không rối loạn lắm.

Người ta đi xuống, lính cứu hoả xông lên trên. Họ nhường lối đi cho nhau mà không đâm vào nhau. Khi thấy có đàn bà, trẻ con hoặc người mù tới, mọi người tự động nhường lối đi để họ đi trước. Thậm chí còn nhường đường cho cả một chú chó cảnh. Một dân tộc tinh thần không cứng cáp tới mức nhất định thì dứt khoát không thể có hành vi như vậy. Đứng trước cái chết vẫn bình tĩnh như không, e rằng không phải là thánh nhân thì cũng gần với thánh nhân.

Việc thứ hai, hôm sau ngày 11/9, cả thế giới biết vụ này do bọn khủng bố người A Rập gây ra. Rất nhiều cửa hàng, tiệm ăn của người A Rập bị những người Mỹ tức giận đập phá. Một số thương nhân người A Rập cũng bị tấn công. Vào lúc đó có khá nhiều người Mỹ tự phát tổ chức đến đứng gác trước các cửa hiệu, tiệm ăn của người A Rập hoặc đến các khu người A Rập ở để tuần tra nhằm ngăn chặn xảy ra bi kịch tiếp theo.

Đó là một tinh thần thế nào nhỉ. Chúng ta thì từ xưa đã có truyền thống trả thù. Thành Đô nơi tôi ở, ngày xưa Đặng Ngải [8] sau khi chiếm được Thành Đô, con trai của Bàng Đức [9] giết sạch giá trẻ gái trai gia đình Quan Vũ. Trả thù đẫm máu, lịch sử loang lổ vết máu không bao giờ hết.

Việc thứ ba, chiếc máy bay Boeing 767 bị rơi ở Pennsylvania vốn dĩ bị không tặc dùng để đâm vào Nhà Trắng. Sau đấy hành khách trên máy bay vật lộn với bọn khủng bố nên mới làm máy bay rơi. Vì lúc ấy họ đã biết tin toà nhà Thương mại thế giới và Lầu Năm Góc bị máy bay đâm vào nên họ quyết định không thể không hành động, phải đấu tranh sống chết với bọn khủng bố.

Cho dù trong tình hình ấy họ còn làm một chuyện thế này: Quyết định biểu quyết thông qua có nên chiến đấu với bọn khủng bố hay không. Trong giờ phút quan hệ tới sự sống chết ấy, họ cũng không cưỡng chế ý chí của mình lên người khác. Sau khi toàn thể mọi người đồng ý, họ mới đánh bọn không tặc. Dân chủ là gì; đây tức là dân chủ. Ý tưởng dân chủ đã thấm vào sinh mạng của họ, vào trong máu, trong xương cốt. Một dân tộc như thế mà không hưng thịnh thì ai hưng thịnh. Một dân tộc như thế không thống trị thế giới thì ai có thể thống trị thế giới.

Nên tham khảo kinh nghiệm thành công của Mỹ

Tôi thường có ý nghĩ quái lạ như thế này: Những vũ khí đỉnh cao nhất, KHKT tối tân và lực lượng vũ trang mạnh nhất trên thế giới nếu nằm trong tay những người như thế là rất thích hợp. Bao giờ cũng hơn nằm trong tay người Nhật, người Libya, người Iraq chứ? Cho là nằm trong tay chúng ta thì chúng ta có thể làm gì, điều đó cũng chưa thể biết. Nước Mỹ, quốc gia này có rất nhiều kinh nghiệm thành công, đáng để chúng ta tham khảo học tập. Sau vụ 11/9, Mỹ không thành lập Uỷ ban 11/9, không lập Bộ Chỉ huy ứng phó tình trạng khẩn cấp gì gì đó.

Tôi cực lực phản đối những thứ không thực tế. Sau khi đến bộ đội không quân Thành Đô, tôi chủ trương hoặc không họp hoặc ít họp hành. Cuộc họp nào không thể không họp thì họp ngắn thôi. Đến nơi trước tiên tôi thay đổi việc học tập của các Uỷ viên thường vụ thành tự học.

Cầm văn kiện đọc thì học được cái gì kia chứ. Tôi đang đấu tranh với thế lực thói quen. Lực lượng cá nhân tôi có hạn nhưng tôi không thể không đấu tranh. Cho dù sứt đầu mẻ trán cũng không được nản chí. Chẳng hạn nói chung khi xuống thăm bộ đội, tôi đều không ăn cơm. Chỉ cần có thể về nhà trong ngày thì tôi đều mang theo lương khô chứ không ăn cơm bộ đội.

Khi ở bộ đội không quân Bắc Kinh tôi đến sư đoàn 33 cũng thế. Nếu không thể không ăn thì tôi chỉ ăn đơn giản. Tuy rằng nói uống một chén rượu chưa đủ làm đổ cờ đỏ, ăn một bữa cơm chưa thể mất giang sơn, nhưng nhiều lần quá, lãng phí quá, tích tiểu thành đại thì rất khó nói. Có người nói đánh Đài Loan chẳng cần dùng vũ khí mới gì cả, cứ cho mấy vị cán bộ lên đảo ấy ăn nhậu các thứ của họ 2- 3 năm thì bảo đảm ăn hết các thứ của họ.

Còn một chuyên tiếu lâm nữa nói về chuyện họp hành. Có ông cục trưởng ốm sắp chết đến nơi, chỉ có điều không trút được hơi thở cuối cùng. Bà vợ bảo con cháu đến đông đủ cả rồi, ông yên tâm lên đường đi. Không được, chưa chết được. Vợ lại nói, mọi chuyện đều thu xếp ổn thoả rồi, ông yên tâm lên đường đi. Không được, chưa chết được. Vợ bảo, tài sản nhà ta đã thu xếp xong xuôi cả rồi, ông cứ đi đi. Cũng chưa được đâu. Về sau, vẫn là tay thư ký tương đối hiểu ông ta bèn ghé tai cục trưởng nói: "Báo cáo cục trưởng, mọi người đến đủ cả rồi, ta họp thôi ạ." Lúc ấy cục trưởng mới hả lòng hả dạ nhắm mắt xuôi tay. Dĩ nhiên đây là chuyện bịa nhưng nó nói lên sự phản cảm, chán ghét của mọi người đối với thói quen ấy.

Sự kiện 11/9 là cơ hội của nước Mỹ, cũng là cơ hội của Trung Quốc. Làm không tốt thì Trung Quốc trở thành vật hy sinh lớn nhất của sự kiện đó. Vấn đề then chốt là anh nắm cơ hội thế nào, toàn thế giới đều đứng trước dịp xóc lại quân bài. Khi nghiên cứu nước Mỹ, chúng ta nên nắm được nội hàm thực sự của nó, không thể chỉ xem cái nhỏ mà phải xem cái lớn. Có một câu chí lý thế này: Hay bàn luận về khuyết điểm của người khác thì anh là kẻ đạo đức thấp kém. Hay bàn luận về khuyết điểm của nhân loại thì anh là một nhà tư tưởng.

....

Hôm nay lần đầu tiên gặp các cán bộ cấp tiểu đoàn trở lên của căn cứ Côn Minh, tôi đã nói chuyện nhiều thế này với thái độ vô cùng thẳng thắn và mạnh dạn. Đây là thành quả nghiên cứu của tôi, tôi chịu trách nhiệm về bài nói của mình.

Chỗ nào tôi nói đúng thì các đồng chí ghi nhớ. Chỗ nào nói sai thì các đồng chí nghe tai bên này, cho ra tai bên kia, tủm tỉm cười bỏ qua, chớ cho là chuyện gì cả. Mỗi người là một cá thể, mỗi cá thể đều tự do. Tôi không thể yêu cầu áp đặt tư tưởng của tôi cho các đồng chí, tôi lại càng không thể yêu cầu đem tư tưởng của các đồng chí thống nhất vào một tư tưởng nào đó. Chuyện đó không thể được, nhưng chúng ta lại cứ khăng khăng tìm kiếm khả năng ấy, đây là chuyện hão huyền, trên thực tế không làm nổi.

Nguyễn Hải Hoành 
giới thiệu và lược dịch
-------------------------

[1]: Tác giả đang là Chủ nhiệm chính trị bộ đội Không quân của Quân khu Bắc Kinh.
[2]: 60 người này lấy hộ chiếu sang Đông Âu rồi chui vào xe container chở bằng tàu biển từ Bỉ bí mật sang Anh, ngày 19/6 /2000, hải quan cảng Dover kiểm tra container phát hiện 58 người chết.
[3]: Đàm Tự Đồng: Nhà chính trị cuối đời Thanh, chủ trương duy tân, sau khi phong trào Duy tân Trung Quốc thất bại, ông bị xử tử cùng 5 người khác, 6 chí sĩ này được gọi là Lục Quân tử.
[4]: Chiến tranh Giáp Ngọ: Chiến tranh Trung Quốc- Nhật xảy ra năm Giáp Ngọ tức năm 1894. Kết quả Nhật thắng, Trung Quốc phải cắt đảo Đài Loan cho Nhật.
[5]: Thiếu tướng không quân, nhà văn Trung Quốc nổi tiếng
[6]: Tức Thế tổ Bắc Nguỵ, Thái Vũ hoàng đế, vị thống soái kỵ binh kiệt xuất thời Nam Bắc Triều. Dẫn quân diệt các nước Hạ, Bắc Yên,... thống nhất phương Bắc; diệt nước Hãn của Nhu Nhiên tại Mông Cổ
[7]: Đại tá không quân Trung Quốc, viết nhiều chuyên luận quân sự, chính trị
[8]: 197-264, tướng giỏi nước Nguỵ, năm 263 đánh Thục Hán, đầu tiên chiếm Thành Đô, là công thần diệt Thục của họ Tư Mã.
[9]: Bàng Đức là một viên tướng chủ chốt của Tào Tháo



Nguồn: tuanvietnam.net, 15/08/2010. 

23/3/14

Nhạc Việt một thời xa vắng 2: Giấc mơ một đời người

Dưới mái nhà
Một người đang ngủ
Với giấc mơ của những vì sao
… (*)

Tôi tìm mãi trong tủ của mình và hỏi rất nhiều bạn bè, không ai còn giữ được bản gốc cuốn video ca nhạc Văn Cao, Giấc mơ một đời người (*) tìm đến Hãng phim Trẻ “nhà sản xuất" của thời ấy, lại càng không…

Đây là một tác phẩm, một sản phẩm âm nhạc chất chứa trong lòng nó nhiều câu chuyện có thật, nhưng lại lãng mạn và đẹp như cổ tích.
Nếu bạn muốn nghe, tôi sẽ kể nhé, kể với niềm hạnh phúc và hãnh diện khôn nguôi vì được là một … trong rất nhiều người chung tay làm ra … giấc mơ ấy.

Trò chuyện triết học, nghĩ về khái niệm, vai trò của triết học

Bài điểm sách của Trần Khuyết Nghi
link down e-book Trò Chuyện Triết Học



Triết học thật sự là gì, vai trò của nó ra sao đối với cuộc sống của mọi người chúng ta? Câu hỏi mới nghe qua trông có vẻ tầm thường, nhưng đối với cá nhân tôi thì đó là một nỗi thắc mắc hoàn toàn chân thật. Trước hết, vì tôi cũng có võ vẽ biết qua triết học, nhưng lại không theo đuổi xuyên suốt và một cách có hệ thống, thành thử bây giờ nếu có ai tình cờ hỏi mấy câu như vậy, chắc chắn người được hỏi sẽ không khỏi lúng túng một cách thảm hại. Nói bâng quơ để ứng phó cho qua có lẽ cũng xong, nhưng để trình bày khái niệm triết học một cách nghiêm túc cho người khác mau hiểu thì chắc phải tra cứu lại những sách vở có liên quan. Mà sách triết học, trong nhà hiện chẳng còn được mấy cuốn đúng nghĩa triết học mà lại có đề cập từ đầu những khái niệm mang tính nhập môn hay khai tâm, nên khi hay tin cuốn Trò chuyện triết học của Bùi Văn Nam Sơn sắp ra đời, tôi đã có ý chờ đợi đón xem, với hi vọng tác giả sẽ giúp mình tự giải đáp được mấy câu hỏi trông có vẻ giản đơn nêu trên, để khỏi mất công phải tra tìm thêm trong nhiều sách báo khác, cho một lĩnh vực mà thật ra mình cũng không có năng khiếu lẫn điều kiện nghiên cứu chuyên sâu.

Disney’s Magic English



Hồi trước có giới thiệu bộ Let's Go giúp bé học tiếng Anh. Thấy trên Youtube có một bộ cũng rât hay, dù chỉ mới xem thử 2 clip. Thật ra chỉ nhìn tên nhà sản xuất cũng đủ tin tưởng.

Disney’s Magic English là chương trình học tiếng Anh dành cho trẻ em (2 tuổi trở lên) của hảng phim hoạt hình nổi tiếng Walt Disney. Tuổi bé còn thích chơi, thích hát. Walt Disney nhắm vào đặc điểm tâm lí này của bé để thiết kế bài học thành những câu chuyện thú vị với những nhân vật hoạt hình ngộ nghĩnh quen thuộc, những giai điệu vui nhộn. Bé sẽ thấm dần thứ tiếng Anh sinh động mà chuẩn mực này, nhớ chắc từ, mẫu câu nhờ chúng thường xuyên được lặp đi lặp lại trong những kết hợp hình ảnh, âm thanh; những tình huống khác nhau. Cuối cùng bé cũng được yêu cầu thực hiện những hoạt động đơn giản nào đó để bảo đảm bé thực sự hiểu đúng những từ vừa học.

Disney's Magic English đến nay có hai version. Version 1 gồm 32 VCD, version 2 gồm 55 DVD. Bản tìm thấy trên Youtube là version 1.




22/3/14

Nhạc Việt một thời xa vắng: 1. Ngôi nhà trong hẻm

Nhạc Việt một thời xa vắng là loạt bài của tác giả Thiên Thanh đăng trên trang web Thể Thao Văn Hóa, bắt đầu từ ngày 9/5/2012. Được 4 bài thì tạm nghỉ để thay đổi không khí, và hẹn sẽ trở lại. Nhưng từ ấy đến nay gần 2 năm qua, chưa thấy thêm bài nào. Thấy đây là tài liệu quí về nhạc Việt một thời, nên cop về đây trước để mọi người đọc cho vui, sau để lưu.

Mời nghe nhạc và đọc bài




(TT&VH Cuối tuần) - Showbiz Việt đầu năm 2012, đã hơn 20 năm từ khi  bắt đầu câu chuyện này… Tin buồn về Whitney Houston, nỗi tiếc thương đậm sâu về một thế hệ vàng ca sĩ như câu chuyện dẫn về một thời chưa xa lắm. Những người trong cuộc ngày ấy, những người đã chứng kiến và hăm hở lao vào một cuộc “vỡ hoang” cho nhạc Việt, thỉnh thoảng gặp nhau đâu đó, tóc đã bạc màu, ngậm ngùi nói với nhau: “Bao giờ cho tới…ngày xưa”.

Ván bài lật ngửa

Mấy hôm nay rộ lên chuyện Nguyễn Chí Trung lên báo kêu gọi mọi người cứu giúp Nguyễn Chánh Tín trước nguy cơ ông bị mất nhà vì ngân hàng xiết nợ. Nghe nói chỉ mấy hôm đã quyên được 6, 7 trăm triệu. Báo chí tường thuật nhận được số tiền ông vui lắm, dù mấy trăm triệu chỉ là cứu đói, nhà ông cầm cố những 10 tỉ ..  Chả biết ông nói thế thực ko, kền kền nói chả lấy gì làm bảo đảm. Thế nhưng phây, các trang mạng cũng cứ sôi lên .. Kệ, cuối tuần ngồi xem lại bộ phim nổi tiếng một thời, làm nên tên tuổi của Nguyễn Chánh Tín. Hồi ấy đến giờ chiếu phim cả xóm xôn xao, con nít gọi nhau í ới tới nhà có TV 

21/3/14

Được yêu như thể ca dao . Secret Garden

1

"Tôi vẫn thích những bài thơ nho nhỏ, những câu lục bát bình dị, còn những bài thơ thế sự mang đậm cái tình cảm, tinh thần công dân có một tiếng nói với đất nước vào cái thời mà mình sống. Tôi nghĩ là nó ở trong những cơn bực dọc, phẫn nộ, bất bình, cáu kỉnh... mà mình lớn lối đại ngôn. Nó giống như là quát lên, la lên, bức xúc... Chứ còn thật tình là tôi không muốn làm những bài thơ như vậy. "

Ta đã đọc khá nhiều thơ về thời cuộc, đất nước .. của Nguyễn Duy. Những bài thơ mà ông gọi là thơ hạng nặng. Hôm nay mời đọc vài bài thơ nhẹ nhàng của ông cho vui.

Đờn ca tài tử vs cải lương

Mời nghe một chương trình Đờn ca tài tử và cải lương được phát trên HTV



Còn sau đây là tường thuật Một buổi đờn ca tài tử tại... báo Tuổi Trẻ, ở đấy mọi người được nghe các nhà chuyên môn giải thích và cả minh họa sự tương đồng và khác biệt giữa đờn ca tài tử và cải lương .. Tiếc chỉ mới thấy được bản tin, chưa tìm được video thu lại buổi nói chuyện.

20/3/14

Love Can Move Mountains - Celine Dion


Sau hai năm miệt mài luyện tiếng Anh, tháng 9/1990 Celine trở lại với album tiếng Anh đầu tiên của mình Unison. Single Where Does My Heart Beat Now trích từ album này ngay lập tức trở thành top hit, đứng thứ 4 trên bảng xếp hạng Mỹ.

So much to believe in
We were lost in time
Everything I needed
I feel in your eyes
Always tought of keepin-
Your heart next to mine
But now that seems so far away
Don't know how love could leave
Without a trace
Where do silent hearts go?
..



Năm sau, 1991 Celine được mời cùng Peabo Bryson thu Beauty and the Beast bản nhạc chủ đề cho bộ phim cùng tên của Walt Disney. Bản nhạc đem về cho Celine một Oscar và một Grammy, đánh dấu một mốc nữa trong sự nghiệp của cô - cô đã là danh ca tầm cỡ thế giới.



Lời bài hát do Howard Ashman viết. Ông bị mất vì Aids 8 tháng trước khi bộ phim công chiếu

Tale as old as time
True as it can be
Barely even friends
Then somebody bends
Unexpectedly
..

Bản nhạc sau đó được đưa vào album mang tên cô Celine Dion (1992) gồm 13 bản tình ca, với nét nhạc chịu ảnh hưởng của dòng nhạc rock, pha lẫn soul và cổ điển.

Single thứ 2 từ album này là If You Asked Me To phát hành tháng 4/1992 ngay lập tức trở thành  top hit ở Mỹ, xếp hạng 4 trên bảng Billboard Hot 100, còn ở Canada quê nhà thì đầu bảng luôn 3 tuần

..if you asked me to
I just might change my mind
And let you in my life forever
If you asked me to
I just might give my heart
And stay here in your arms forever
If you asked me to
..



Đây nguyên là bản nhạc do Diane Warren viết và Patty LaBelle đã thu cho bộ phim Điệp viên 007 Licence To Kill (1989)



Trong clip ta thấy Patti LaBell bận bô đồ đen, đứng hát trong nhà thờ với những ngọn nến và bình hoa lily trắng, có cả những giọt nước mắt .. clip được quay chỉ một ngày sau đám tang của người chị cô mất ở tuổi 43 vì ung thư phổi, và đấy là người chị thứ ba của cô, cả ba chị không ai sống qua tuổi 44 ..

Mặc dù bản nhạc nằm ở top 10 trên bảng xếp hạng Hot R&B/Hip-hop nhưng vẫn ko gây được chú ý lớn, cho đến khi Celine Dion cover 3 năm sau đó. Trong một cuộc phỏng vấn, Patti ngậm ngùi: Khi thu, tôi biết bản nhạc là một bản hit, và rất hạnh phúc celine đã làm được và làm rất tốt với nó. Hai bản phối rất gần nhau, giọng cả hai chúng tôi đều đầy và đẹp .. vì thế ai mà biết tại sao version của tôi ko cất cánh nổi. phải chăng là thời điểm ..

Một single khác từ album do Diane Warren viết, Love Can Move Mountains phát hành tháng 11/1992 cũng là một bản hit



Ocean deep and mountains high
They can't stop us
Because love is on our side baby
We can reach the heavens and
Touch the sky
Just believe it, believe in you and I baby

With a little faith.

You believe in me
I'll believe in you
If we believe in each other
Nothing we can't do
If we got love that's strong enough
Love will find a way

With a little faith
..

Mời nghe album Celine Dion (1992)



Muốn xem video thì click Play All



ref: wikipedia

Triết học như một cuộc trò chuyện

Như đã nói hôm trước, tờ Sài Gòn Tiếp Thị đóng cửa, loạt bài Trò Chuyện Triết Học của Bùi Văn Nam Sơn trước đây lưu trên trang sgtt.vn nay ko còn truy cập được. Tôi đã google bản lưu và vừa post lại 10 bài đầu trên tổng số 92 bài đã đăng trước khi chuyên mục này bị cấm. Các bài báo sau đó đã được tập hợp in thành sách. Qua 10 bài đã đọc ai thấy hứng thú thì tìm mua sách về đọc tiếp. Xin cop lại bài giới thiệu của nhà báo Đoàn Khắc Xuyên.

19/3/14

Ne partez pas sans moi - Celine Dion

Celine Dion có tên đầy đủ là Céline Marie Claudette Dion sinh ngày 30/3/1968 tại Charlemagne, một thị trấn nói tiếng Pháp thuộc tỉnh Quebec, Canada. Cô là con út trong gia đình nghèo, có 14 người con. Cha mẹ Céline đều là nhạc sĩ, họ điều hành một quán bar ca nhạc nhỏ, các anh chị em cô tham gia ca hát ở đó.

Năm 12 tuổi, cùng với mẹ và một người anh, Céline viết Ce n'était qu'un rêve.

Hãy dám biết! (hay tư duy nguyên tắc) - TCTH 10


“Khẩu hiệu” của sự khai minh là gì? Immanuel Kant (1724 – 1804) hô lên bằng… tiếng Latinh: “Sapere aude!”, “Hãy dám biết!” Phải có gan như thế mới thoát ra được vòng tù hãm của đời thường. Phải “dám” như thế mới thoát ra khỏi sự không trưởng thành vì lười và nhát. Lười vì ngại nhức đầu và nhát vì e sợ quyền uy của người khác, của người đi trước. Trẻ con đương nhiên là chưa trưởng thành, nhưng chính trẻ con là kẻ… dám biết hơn ai hết!

Trẻ con không ngần ngại hỏi “là gì?” và “tại sao?” luôn miệng. Chúng muốn đi ra đàng sau sự vật, muốn biết căn nguyên của mọi sự. Người lớn thường… nhát hơn trẻ con, nhưng, tất nhiên, tinh vi hơn.
Khoa học đi tìm nguyên nhân và định luật. Nhà khoa học có lẽ chỉ nêu lại những câu hỏi của trẻ con một cách chi tiết hơn, rắc rối hơn! Triệt để hơn nữa, triết học đặt ra những câu hỏi cơ bản và đòi hỏi những câu trả lời cơ bản, nghĩa là, có tính nguyên tắc. Theo nghĩa rộng, tư duy nguyên tắc là tư duy trừu tượng nói chung. Còn theo nghĩa hẹp, nó là tư duy chuyên tra hỏi về… những nguyên tắc, gồm bốn cấp độ: xác định khái niệm, tìm bản chất, tìm nguyên nhân, và sau cùng, tìm nguyên tắc, kể cả nguyên tắc hay căn nguyên tối hậu.

18/3/14

Nghe tắc kè kêu trong thành phố

Mấy hôm nay đọc thấy nhắc nhiều đến vụ Tàu đánh chiếm đảo Gạc ma (14/3/1988), rồi Crimea đòi tách khỏi Ukraina để sáp nhập vào Nga ..  Chợt nhớ đến mấy bài thơ viết về chiến tranh của Nguyễn Duy.

1.

Nghe tắc kè kêu trong thành phố



(click) đọc thơ

Tắc kè...
tắc kè...
tôi giật mình
nghe
trên cành me góc đường Công Lý cũ
cái âm thanh của rừng lạc về thành phố
con tắc kè
sao mày ở đây?

Sáng ra nhìn soi mói mỗi cành cây
chả thấy con tắc kè đâu cả
khi chùm đèn thuỷ ngân xanh lên trong vòm lá
tắc kè kêu như tiếng vọng về

Chợt hiện về, thăm thẳm núi non kia
dưới lá là hầm, là tăng, là võng
là cơn sốt rét rừng vàng bủng
là muỗi, vắt, bom, mìn, vực sâu, đèo trơn...

Những đoàn quân đi xuyên Trường Sơn
ngủ ôm súng suốt một thời tuổi trẻ
đêm trăn trở đố nhau:
bao giờ về thành phố?
con tắc kè nhanh nhảu nói: sắp về!

Sắp về!...
sắp về!...
người bạn tôi rung võng cười khoái trá
ấy là lúc những cánh rừng trút lá
mùa khô năm một nghìn chín trăm bảy tư

Ăn tết rừng xong
từ giã chú tắc kè
chúng tôi xuôi - ào ào cơn lũ đổ
các binh đoàn tràn vào thành phố
đang mùa thay lá những hàng me

Lá me vàng lăn tăn trải thảm phố hè
chồi xanh lăn tăn nơi đầu cành run rẩy
cơn gió thoảng chút hương rừng đâu đấy
hạt mưa đầu mùa trong suốt giữa lòng tay

Người bạn tôi không về tới nơi này
anh gục ngã bên kia cầu xa lộ
anh nằm lại trước cửa vào thành phố
giây phút cuối cùng chấm dứt cuộc chiến tranh

Đồng đội, bao người không "về tới" như anh
nằm lại Cầu Bông, Đồng Dù, và xa nữa...
tất cả họ, suốt một thời máu lửa
đều ước ao thật giản dị:
sắp về!

Qua hai mùa thay lá những hàng me
cái tết hoà bình thứ ba đã tới
chao ôi nhớ tết rừng không hương khói
đốt nhang lên
chợt hiện tiếng tắc kè

Tôi giật mình
nghe
có ai nói ở cành me:
sắp về!
...

tp. Hồ Chí Minh, Tết Mậu Ngọ, 1978
Nguồn: thivien.net


2.
Bài thơ trên viết vào Tết Mậu Ngọ 1978. Khoảng một năm sau, tháng 3/1979 Trung quốc xua quân đánh phá các tỉnh biên giới phía Bắc. Mười năm sau, 1989 Nguyễn Duy viết bài thơ Lạng Sơn 1989. Nguyễn Duy kể lại hoàn cảnh ra đơi bài thơ:

Năm 1979 biên giới Lạnh Sơn có chiến tranh, tôi có mặt ở đó từ những ngày đầu tiên và một trong những người rút lui cuối cùng khỏi mặt trận Lạng Sơn. Rồi đến năm 1989, kỷ niệm 10 chiến thắng biên giới tôi được mới trở về dự lễ kỷ niệm ấy. Lúc đó tôi thấy trên đống gạch đổ nát ngày xưa đã mọc lên những quán xá, người Việt người Hoa ngồi uống rượu nhậu nhoẹt với nhau rất là vui, hàng nông thồ sản được gùi sang Trung Quốc, rồi bia Vạn Lực từ Trung Quốc lại được gùi qua bên này. Lúc đó tôi chạnh nghĩ giá 10 năm trước đừng có đánh nhau, mà cứ nhậu nhoẹt như thế này thì có khi cuộc đời hay hơn. Tôi cứ tiếc mãi. Hồi đó tôi có làm một bài thơ là Lạng Sơn 1989, tặng một cô giáo ở trường Đông Kinh Phố, trong tổ giáo viên chốt trụ lại trường khi xảy ra chiến tranh và khi chúng tôi rút lui thì cũng họ rút về xuôi. Tôi hình dung cái cuộc đánh nhau năm 1979 là cuộc đánh nhau của hai anh A.Q và Chí Phèo, mà rồi cuối cùng chả anh nào thắng cả, anh nào cũng thua.

Lạng Sơn 1989
(Tặng một người dưng)

Ta về thăm chiến trường xưa
Em - hoa đào muộn Kỳ Lừa mùa xuân
gió đi để lại mưa dầm
người đi để buốt dấu chân trên đường
Đồng Đăng... Aỉ Khẩu... Bằng Tường...
chợ trời bán bán buôn buôn tít mù
ta đầy một bị ưu tư
giá như cũng bán được như bán hàng
Trớ trêu nỗi Hữu Nghị Quan
giá như máu chẳng luênh loang mặt đèo
A Qui túm tóc Chí Phèo
để hai bác lính nhà nghèo cùng thua
Nỗi Tô Thị xót xa chưa
giá như đừng biết ngày xưa làm gì
giá như đá chả vô tri
để ta hỏi lối trở về thiên nhiên
Giá như ta chớ gặp em
để không mắc nợ cái duyên Kỳ Cùng
giá như em đã có chồng
để bòng bong khỏi rối lòng người dưng.


3.
Cũng năm 1989, Nguyễn Duy có mặt trong đợt rút quân cuối cùng của bộ đội VN khỏi Campuchia. "Tôi nhìn những người dân Campuchia đen đúa, đói khổ và nghĩ: Sau khi bộ đội Việt Nam rút đi, quân của Polpot, Hunsen, Ranahdit... phe này phe kia đánh nhau lung tung beng cả lên thì những người dân đói khổ kia sẽ ra làm sao? Tự nhiên tôi thấy xót lắm. Cái lúc mà mình ở trong một cuộc chiến tranh mình không cảm thấy hết, bằng khi mình đứng ở ngoài nhìn vào cuộc chiến tranh của một dân tộc khác." Và ông viết

Đá ơi

Ta mặc niệm trước Ăng-co đổ nát
đá cũng tàn hoang huống chi là kiếp người
Đá ơi
xin tạc lại đây lời cầu chúc hoà bình!
Nghĩ cho cùng
Mọi cuộc chiến tranh
Phe nào thắng thì nhân dân đều bại...