31/1/14

New Year - lắng nghe mùa xuân về


My heart beats like a drum, flying up with the sun
I grab Your hand again
Renovated with life, my eyes again bright
And You are radiant

Where hope can hold my hand of sorrow
And we can walk into tomorrow
Where peace is found in troubled days
And the joy of Jesus carries pain
..

New Year với Charlie Hall



Ly Rượu Mừng



Lắng nghe mùa xuân về



30/1/14

Another Year Has Gone By - tình khúc mùa xuân



Another year has gone by
And I'm still the one by your side
After everything that's gone by
There's still no one saying goodbye
Though another year has gone by
..

Another Year Has Gone By nhạc và lời do Bryan Adams và Eliot Kennedy viết, nằm trong album lễ hội bằng tiếng Anh đầu tiên của Céline Dion, These Are Special Times phát hành năm 1998.

Khiêng nước - Luân Hoán

tranh Volegov
Ở nhiều làng quê miền trung, nước sinh hoạt lấy từ giếng đào. Ngày xưa, mỗi xóm vài chục gia đình thường chung nhau đào một cái giếng. Những nhà khá giả đào giếng riêng trong vườn nhà. Các nhà không có giếng phải ra giếng xóm giếng làng, hay đến các nhà có giếng xin nước về ăn uống tắm giặt. Ở quê, chẳng ai mua bán nước. Cứ tới lấy về dùng, chỉ yêu cầu giữ sạch sẽ, và đừng lấy quá sớm hay quá tối .. 

Ba mẹ đi vắng. Hai chị em ở nhà, chưa ai đủ lớn để gánh nước một mình. Chờ mẹ về thì tối lắm. Nên thường hai chị em phải đi khiêng nước về dùng.

Scarborough Fair - Simon & Garfunkel

Một bản nhạc rất nổi tiếng được Thanh Lan trình bày hồi 197x

Tội nghiệp thằng bé cứ nhớ thương mãi quê nhà
Giàn thiên lý đã xa, đã rời xa
Đứa bé lỡ yêu, đã lỡ yêu cô em rồi
Tình đã quên mỗi sớm mai lặng trôi
..

29/1/14

Ông Đồ

Một thầy khóa gò lưng trên tấm phản
Tay mài nghiên hí hoáy viết thơ xuân
Cụ đồ nho dừng lại vuốt râu cằm
Miệng nhẩm đọc vài hàng câu đối đỏ


Một cảnh trong Chợ Tết ở một làng quê trong thơ Đoàn Văn Cừ. Cảnh có lẽ đã xưa lắm. Vì ngay từ năm 1936 Vũ Đình Liên đã có những câu thơ buồn vời vợi

... Ông đồ vẫn ngồi đấy,
Qua đường không ai hay,
Lá vàng rơi trên giấy;
Ngoài giời mưa bụi bay.
Năm nay đào lại nở,
Không thấy ông đồ xưa.
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?


Mời nghe bài thơ Ông Đồ qua giọng ngâm Mai Hiên

Tình quê

tranh Phương Bình
Hôm qua nghe Quê Nghèo, Bà Mẹ Gio Linh của Phạm Duy viết tại Quảng Bình, Quảng Trị năm 1948. Khi trở ra đến Vinh, năm 1949 Phạm Duy viết Bà Mẹ Chiến Sĩ, sau này khi về rời bỏ kháng chiến về Saigon ông đổi tựa là Bà Mẹ Quê, và viết thêm hai bài Vợ Chồng QuêEm Bé Quê thành một bô ba Quê, được Tinh Hoa phát hành năm 1954

Vườn rau, vườn rau xanh ngắt một mầu
Có đàn, có đàn gà con nương náu
Mẹ quê, mẹ quê vất vất vả trăm chiều
Nuôi đàn, nuôi một đàn con chắt chiu
Bà bà mẹ quê !
Gà gáy trên đầu ngọn tre
Bà bà mẹ quê !
Chợ sớm đi chưa thấy về
Chờ nụ cười con, và đồng quà ngon.

28/1/14

Childhood - Michael Jackson

Childhood nằm mặt B dĩa đơn trích từ album HIStory (1995) của Michael Jackson, do chính Michael sáng tác và trình bày. Bài hát là những tự sự về một tuổi thơ cô đơn, đúng hơn, một tuổi thơ bị đánh mất

for the Childhood I've never known...

Michael Jackson (1958 - 2009)
Ta biết rắng tuổi thơ Michael khá nặng nề. Sinh ra trong một gia đình lao động Mỹ gốc Phi, nhà có đến 9 anh chị em, bị cha thường xuyên đánh mắng, có lần còn bị treo ngược lên trần nhà .. Ông bố có những quan niệm giáo dục kì quặc. Như con đang đi thì ngáng chân cho té bổ nhào để dạy tính cẩn thận. Con ngủ quên đóng cửa sổ ông chờ lúc khuya mang mặt nạ lẻn vào nhát ma để lần sau nhớ đóng cửa. Những kiểu dạy dỗ kinh hoàng anỳ còn ám ảnh Michael rất lâu về sau, cả khi đã trưởng thành ..

Với người bố thế, tuổi thơ Michael sống bằng mơ mộng

I'm searching for that wonder in my youth
Like pirates and adventurous dreams,
Of conquest and kings on the throne
...

Người ta đã hiểu gì về tuổi thơ tôi ? Have you seen my Childhood?

Câu trả lời của Michael là No one understands me

Chẳng ai hiểu. Nhưng lại dễ dàng kết án

People say I'm not okay ..
People say I'm strange that way
..

Bài hát viết năm 1995, như ta biết, sau những lùm sùm đời tư, sau những cáo buộc .. Dù được xử trắng án, Michael hẳn cũng mệt mỏi nhiều với vụ kiện, với dư luận - và như ta đã biết, những năm tháng này Michael đã phải tìm quên bằng rượu, ma túy ..

Before you judge me, try hard to love me,
Look within your heart then ask,
Have you seen my Childhood? ..

Before you judge me, try hard to love me.
The painful youth I've had
..

Trước khi phán xét, hãy cố thương tôi, 
và trong thâm tâm có bao giờ bạn tự hỏi
bạn đã biết gì về tuổi thơ tôi ?

Trước khi phán xét, hãy cố thương tôi
những đớn đau tôi gánh chịu từ thời thơ ấu
..

Vâng, trách người thì bao giờ cũng dễ, hiểu và thông cảm khó hơn nhiều, nếu ko có sự thương yêu thì ko thể ..

Đi chợ Tết

tranh Đông Hồ
Sáng 28 tết. Ngủ dậy định đi chợ Tết, nhưng sáng sớm thì lạnh. Đợi tí nắng lên thì nóng. Thôi tối trời mát đi vậy. Ngồi nhà tìm đọc lại bài thơ của Đoàn Văn Cừ học từ hồi tiểu học

27/1/14

Roule s'enroule - Nana Mouskouri

photo: Manolis Tsantakis
Roule s'enroule là một khúc dân ca của Pháp, được Yorgos Petsilas, chồng cũ của Nana Mousouri, và nhạc sĩ kiêm nhà thơ trữ tình nổi tiếng Michel Jourdan biên tập, viết lời mới năm 1968.

Ce matin je t'aime pour deux
Ce matin mon cœur bat pour deux
Je te retrouve et je découvre
À la seconde le bout du monde

Roule s'enroule ma vie à la tienne
Roule s'enroule ta chance à la mienne
Roule s'écoule tant de tendresse
Que je ne cesse de croire en toi
..

Quê nghèo

tranh Volegov
Trong dịp đi chiến trường Bình Trị Thiên năm 1948, trước Bà Mẹ Gio Linh, Phạm Duy đã viết Bao Giờ Anh Lấy Được Đồn Tây khi dừng chân tại Quảng Bình

Chiều qua tôi đi qua vùng chiếm đóng
Không bóng trâu cầy bên đồng
Vắng tiếng heo gà trên sân
Chiều qua gánh nước cho Vệ Quốc Quân
Nghe tiếng o nghèo kể rằng
Quân thù về đây đốt làng.
..

Sau khi rời bỏ kháng chiến về Saigon sống, ông đổi nhan đề thành Quê Nghèo, và ca từ cũng thay đổi nhiều

Justice - What's the right thing to do ?

Justice : What’s The Right Things To Do nằm trong dự án đưa nguồn tài nguyên giáo dục giá trị ra ngoài phòng học của ĐH Harvard, gồm những clip trích từ khóa học Justice, a journey in moral reasoning được GS Michael  J. Sandel giảng tại ĐH Harvard. Kể từ khi đưa lên Youtube đến nay, đã có gần 5 triệu lượt xem clip 1, một kỉ lục với một bài giảng bậc đại học về triết học, môn học hàn lâm dễ gây buồn ngủ với nhiều người. Ở Việt Nam, bộ clip course giảng của Sandel cũng khá nóng trong mấy năm qua.

Điều này ko có gì ngạc nhiên nếu ta biết trong hơn 20 năm qua có khoảng 10 ngàn sinh viên đến giảng đường Sanders để nghe Michael Sandel bài giảng về Justice - Nhập môn Đạo đức học và Triết lý chính trị. Một kỉ lục tại Harvard. Ở đó SV ko chỉ nghe giới thiệu tư tưởng của các triết gia kinh điển vĩ đại Aristote, Kant,  John Stuart Mill .., mà còn tham gia thảo luận về các vấn đề nóng hôm nay gợi lên những vấn đề triết lý

Mở đầu khóa học, GS Sandel đưa ra một tình huống giả định: Bạn đang lái chiếc xe điện và thấy trước mặt có 5 công nhân đang lv trên đường rail, nhưng xe bị hỏng phanh, ko dừng được. Bạn sẽ lái xe đâm thẳng làm chết 5 người kia, hay sẽ rẽ tái - có một nhánh rẽ ở đó, và trên nhánh rẽ có 1 công nhân đang làm việc. nào, bạn đi thẳng hay rẽ trái ?

Thế trong trường hợp bạn đứng trên cầu, cạnh một anh béo. Chỉ cần bạn hích anh béo rơi xuống là có thể chặn được chiếc xe, cứu sống 5 người. Bạn có sẵn sàng hích anh béo xuống chăng ?

Với lối giảng dạy mang nhiều tính gợi mở, GS Sandel đã đề cập đến những vấn đề nóng hiện nay - liệu công an có thể tra tấn để moi thông tin ? người cha trộm thuốc để cứu con thì có thể thông cảm ? cơ sở nào để bắt mọi người ra đường phải đội mũ bảo hiểm ? để đi nghĩa vụ quân sự ? để dành quyền ưu đãi cho nhóm thiểu số ? hôn nhân đồng giới, tự do ngôn luận .. biến những vấn đề triết học khô khan tự do cá nhân vs qyuền lợi của cộng đồng,  bình đẳng vs bất bình đẳng .. trở nên hấp dẫn sinh động, cuốn hút người học tham gia tích cực vào bài giảng .. Xem clip, ta sẽ ko lấy làm lạ khi biết trong một học kì năm 2007, có đến hơn 1000 sv ghi tên theo học. Với bài giảng của ông, sv ko chỉ được cung cấp kiến thức khoa học, mà còn học cách tiếp cận vấn đề.

Michael J. Sandel là GS môn Triết lý chính trị tại ĐH Harvard từ 1980, tác giả của của nhiều tác phẩm nổi tiếng Liberalism and the Limits of Justice (Cambridge University Press, 1982; 2nd edition, 1997); Democracy's Discontent: America in Search of a Public Philosophy (Harvard University Press, 1996); ... Ông cũng thường viết cho The Atlantic Monthly, The New Republic, và The New York Times.

Ở Harvard ông có những khóa giảng về triết lí chính trị đương đại như Ethics and Biotechnology (Đạo đức và công nghệ sinh học), Markets, Morals, and Law (Thị trường, Đạo đức và luật pháp), Globalization and Its Discontents (Toàn cầu hóa và mặt trái của nó), và Justice. Ông cũng từng được  thỉnh giảng tại Sorbonne (Paris), Oxford (London), nhiều đại học ở Nhật, Hàn, Ấn, Úc ..

Bộ bài giảng gồm 12 clip đã được nhóm HTT làm phụ đề Việt ngữ. Mời xem



Nội dung:

Episode 01 - The moral side of Murder - Đạo lý cho kẻ giết người
Episode 02 - Putting the price tag on life - Cái giá của sự sống
Episode 03 - Free to choose - Tự do lựa chọn
Episode 04 - This is my land - Đây là đất của tôi
Episode 05 - Hired gun - Lính đánh thuê
Episode 06 - Mind your motive - Động cơ hành động
Episode 07 - A lesson in lying - Một bài học về nói dối
Episode 08 - Whats a fair start - Thế nào là công bằng
Episode 09 - Arguing affirmative - Tranh Cãi về Chính Sách Ưu Tiên Nhóm Thiểu Số
Episode 10 - The good citizen - Người công dân tốt
Episode 11 - The claims of Community - Lợi ích cộng đồng
Episode 12 - Debating same sex marriage - Tranh luận về kết hôn đồng tính

Có thể đọc sách (bản tiếng Anh) tại Google.book,
Sách đã được Hồ Đắc Phương dịch, Trẻ xb năm 2011 với tựa Phải Trái Đúng Sai
trước khi tự tìm các phần tiêp theo trên Youtube, mời nghe bản nhạc giải lao




26/1/14

Que sera sera

Nghe Bang bang khi xưa ta bé lại nhớ Que sera sera

When I was just a little girl
I asked my mother, what will I be
Will I be pretty, will I be rich
Here’s what she said to me.

Que Sera, Sera,
Whatever will be, will be
The future’s not ours, to see
Que Sera, Sera
What will be, will be.
..

Bà mẹ Gio Linh

hình trên mạng
Bà Mẹ Gio Linh Phạm Duy sáng tác năm 1948, kể một câu chuyện có thật về một bà mẹ ở làng Mai Xá, Gio Linh, Quảng Trị.

Mẹ già cuốc đất trồng khoai
Nuôi con đánh giặc đêm ngày
Cho dù áo rách sờn vai
Cơm ăn bát vơi bát đầy
..

Bỗng một hôm

Mẹ già tưới nước trồng rau
Nghe tin xóm làng kêu gào
Quân thù đã bắt được con
Đem ra giữa chợ cắt đầu
..



Nghẹn ngào không nói một câu
Mang khăn gói đi lấy đầu
Đường về thôn xóm buồn teo
Xa xa tiếng chuông chùa gieo
..

Bữa trước nghe Phạm Duy và Thái Thanh kể về hoàn cảnh sáng tác và những kỉ niệm về Bà Mẹ Gio Linh.

Hôm nay mời nghe Đoàn Thế Ngữ phân tích ca khúc này. Bài được phát trên VOVN 29/6/2005

25/1/14

Bang bang - my baby shot me down

Thanh Lan có một bản rất nổi tiếng, cả trước lẫn sau 1975

Khi xưa đôi ta bé ta chơi,
Đôi ta chơi bắn súng khơi khơi
Chơi công an đi bắt quân gian,
Hiên ngang anh giơ súng ngay tim: Bang! Bang!
...

Phạm Duy nói về nhạc phẩm Khi xưa ta bé này:

Ðầu thập niên 70 là lúc băng cassette được phổ biến mạnh mẽ và các nhà sản xuất đua nhau phát hành những băng nhạc có chương trình nhạc trẻ. Ngoài nhạc Mỹ ra, nhạc Pháp cũng được mọi người ưa thích, nhất là trong đám ca sĩ mới lớn lên, có Thanh Lan hát tiếng Pháp rất hay. Tôi soạn lời ca tiếng Việt cho nhiều bài hát về tình yêu của nhạc Pháp và với giọng hát nhanh nhẹn của Thanh Lan, những bài hát đó đã gây được ảnh hưởng khá mạnh mẽ trong giới trẻ. Bài BANG BANG rất ngộ nghĩnh và sau khi được hát qua tiếng Việt với giọng hát Thanh Lan, nó được phổ biến rất là mạnh mẽ. Một hôm tôi vào Nha Ngân Khố để đổi tiền đi Pháp, thấy các công chức nam nữ đang chơi trò bắn súng "băng băng" với nhau.

Hồi trước chẳng hiểu sao mình rất ghét, cứ nghe cổ hát là nhại theo

khi xưa ta bé ta ngu, ta lấy dây thun ta bắn con .. huhu ..

Rất lâu về sau mới nghe được trọn bài

24/1/14

Post nhạc lên blogspot


Thời gian gần đây trang nhaccuatui ko cho phép giảm chiều cao (giữ nguyên chiều rộng) để tránh quảng cáo nữa. Giữ nguyên kích cỡ mặc định thì cái quảng cáo bự chát trông rất xấu. Thay nguồn nhạc khác thì nhiều bạn chưa quen, nên khá lúng túng. Entry này sẽ giúp các bạn cách post nhạc lên blog từ một số nguồn thường gặp trên mạng.

Nói chung, để post nhạc lên blogspot ta làm lần lượt các bước sau

1. tìm nguồn nhạc - là trang web có chứa bản nhạc ta muốn post. Cái này nhờ anh Gúc, Yahoo, Bing ..
2. nếu nguồn nhạc ấy cho phép chia sẻ, sẽ có một đoạn code, copy đoạn code ấy.
3. mở phần soạn thảo HTML, paste đoạn code ấy vào nơi muốn post nhạc


click nút HTML để vào cửa sổ HTML, code sẽ paste ở đó

Chú ý là đoạn code phải được paste vào ở cửa sổ HTML.
Sau đây sẽ chỉ hướng dẫn cách lấy code một bản nhạc ở một số nguồn quen thuộc. Có code rồi thì mở cửa sổ HTML, paste vào nơi bạn muốn bản nhạc xuất hiện là xong

1. Youtube: youtube.com

lần lượt click trái chuột vào các nút được đánh số trong hình.



Có thể thay chiều rộng, chiều cao (width, height) tùy ý . Ví dụ clip sau tôi để width = "320", height = "215"



2. Zing mp3.zing.vn



Chú ý ở cuối có các nút Tự động phát, Nhạc nền .. để ta chọn lựa.



3. nhacso.net



Copy đoạn code ở cửa sổ thứ 3 Nhúng iframe cho khỏe, vì nói chung các trình duyệt hiện nay đều hỗ trợ thẻ iframe



Update 27/9/2015: Thời gian gần đây, khi tìm nhạc với Google. thường được dẫn tới trang http://m.nhacso.net/. Ở trang này chỉ cho phép chia sẻ nhạc lên face, G+, không có Mã nhúng (code để chia sẻ trên blog). Muốn có code, ở link trên, xóa chữ m đi, rồi gõ enter lại để vào trang nhacso.net, ở đấy nhấn nút Chia sẻ, sẽ có Mã nhúng.

Ví dụ, tìm trên google, bài Đi Tìm Tình Yêu của Khánh Hà, sẽ được trang:
http://m.nhacso.net/nghe-nhac/di-tim-tinh-yeu.X1lZUkdXaw==.html
Xóa chữ m. trong link trên, được:
http://nhacso.net/nghe-nhac/di-tim-tinh-yeu.X1lZUkdXaw==.html
Enter (hay nhấn F5), sẽ đến trang web có nút Chia sẻ, click vào đấy lấy Mã nhúng

4. chiasenhac.com


1. click trái-chuột vào nút Share
2. copy đoạn code ở ô Nhúng iframe




Trên đây là cửa sổ mặc định của chiasenhac.com. Bạn có thể thay đổi kích thước

Một số trang nhạc ko ghi share, nhúng, hay embed, mà chỉ ghi kí hiệu gì đó, thường là < >

5. Soundcloud



click trái-chuột vào nút chỉ trên hình, sẽ mở ra cửa sổ có nút Embed, click trái-chuột vào đó để lấy code

Sau đây là cửa sổ mặc định của soundcloud, muốn có thể thay đổi kích cỡ



6. tkaraoke.com



Bài hát có nhiều ca sĩ trình bày. Muốn nghe Ngọc Lan thì click trái-chuột vào hình cái loa để mở ra cửa sổ lấy code. Có hai đoạn code, chọn đoạn cho blog nhé.



ta có thể chọn kích thước của sổ nghe nhạc, autoplay nếu muốn - mặc định là ko autoplay. Trên đây tôi chọn cửa sổ kích thước trung bình - 450x120.

7. keeng.vn , vietgiaitri.com ..

Đây là các trang nhạc cho nghe online, chia sẻ lên facebook, G+ nhưng ko cho chia sẻ về blog nên ko cung cấp đoạn code. Khá nhiều trang trên mạng tương tự như này. Để có thể post nhạc từ các trang ấy:

- điều kiện: trong máy phải có cài sẵn IDM hay một phần mềm download tự động bắt link nào đó.
Nếu chưa cài IDM có thể xem tại đây
- mở bản nhạc, IDM nhảy ra tự động bắt link.
- copy đường link URL trên cửa sổ IDM. Chú ý đường link này phải có đuôi .mp3



- paste đường link ấy vào phần bôi đỏ trong đoạn code sau:

<audio controls="controls">
<source src="song.mp3" type="audio/mpeg" preload="auto" />
</audio>

copy toàn bộ đoạn code trên rồi paste vào nơi muốn chèn nhạc (nhớ: paste code trong cửa sổ HTML)
Kết quả sẽ như thế này:




Làm playlist 

Các trang web như nhaccuatui, nhacso .. cho phép tạo playlist rồi lấy code đưa lên blog. Ở đây chỉ hướng dẫn cách làm playlist ở Youtube.

Để tạo một playlist ở Youtube, trước hết bạn phải có tài khoản trên Youtube. Tài khoản này miễn phí, tạo dễ dàng. Sau khi có tài khoản, bạn dăng nhập vào, rồi lần lượt làm các bước sau

- mở clip bản nhạc bạn muốn đưa vào clip
- click vào nút Add to
- gõ vào ô trống tên Playlist bạn muốn tạo
(nếu muốn thêm vào một playlist đã có thì click vào tên playlist ấy)



- tiếp tục làm như trên với các bản nhạc khác
- khi đã add đủ các bản nhạc bạn thích, bạn lấy code (như đã hd ở mục 1. Youtube đầu bài)
Bạn có thể kéo thả để sắp xếp lại thứ tự các bản nhạc, xóa bớt hay thêm bản nhạc mới vào playlist dễ dàng nhờ các nút có sẵn, bắt tay làm là thấy ngay.


Tình ca Phạm Duy - Thế Ngữ bình (3)

Sáng cho con bú - lụa Nguyễn Phan Chánh
1.

Tôi yêu tiếng nước tôi từ khi mới ra đời, người ơi
Mẹ hiền ru những câu xa vời
À à ơi ! Tiếng ru muôn đời
Tiếng nước tôi ! Bốn ngàn năm ròng rã buồn vui
Khóc cười theo mệnh nước nổi trôi, nước ơi
Tiếng nước tôi ! Tiếng mẹ sinh từ lúc nằm nôi
Thoắt nghìn năm thành tiếng lòng tôi, nước ơi
Tôi yêu tiếng ngang trời
Những câu hò giận hờn không nguôi
Nhớ nhung hoài mảnh tình xa xôi
Vững tin vào mộng đẹp ngày mai
Một yêu câu hát Truyện Kiều
Lẳng lơ như tiếng sáo diều (ư diều) làng ta
Và yêu cô gái bên nhà
Miệng xinh ăn nói thật thà (à à) có duyên ...

23/1/14

Lại một cuốn từ điển thành ngữ nhiều sai sót

Lại thêm một người liều lĩnh ...
Nhưng kệ, lại có dịp học hỏi từ sai lầm của người khác để mình bớt sai lầm.
Bài lấy từ blog tuancongthuphong

“THÀNH NGỮ CÁCH NGÔN GỐC HÁN”
CUỐN SÁCH DÙNG TRONG NHÀ TRƯỜNG CÓ NHIỀU SAI SÓT

Hoàng Tuấn Công

Trong một nhà sách tự chọn ở Thành phố Thanh Hoá, tôi tìm thấy cuốn “Thành ngữ cách ngôn gốc Hán” của Nguyễn Văn Bảo - Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội -1999. Sách tập hợp 725 câu thành ngữ cách ngôn thường dùng, với nhiều tên tuổi, học vị đáng nể xuất hiện trong phần giới thiệu, hiệu đính. Tuy nhiên, khi về nhà, có thời gian xem lại, tôi ngạc nhiên bởi cuốn sách có quá nhiều sai sót, non kém. Việc giải thích nhiều câu thành ngữ chứng tỏ tác giả chỉ hiểu lờ mờ, nên dịch sai, dùng sai...Thậm chí tôi có cảm tưởng chính tác giả cũng không hiểu thành ngữ nói gì nhưng vẫn giải thích bừa. Xin liệt kê sự sai sót làm mấy loại:

Từ thuở yêu em

tranh Volegov
Từ thuở chưa quen em
Trăng rơi đầy gối mộng
Chú Cuội về ru võng
Hằng Nga ngủ quanh thềm
Hằng Nga ngủ ngoài hiên ..

..

Từ thuở anh thương em
Từ thuở anh yêu êm
Trăng giận treo đầu núi
Nghiêng mình soi dòng suối
Nhớ thương Trăng đi tìm
Trăng buồn Trăng không theo
..

Em đẹp nhất đêm nay - Sylvie Vartan


Nhánh sông thân yêu ngày chưa biết buồn
Đã ru tôi trọn thời thơ ấu
Ngỡ quên đi cùng năm tháng dài
Sao giờ bỗng hồn đầy nhớ thương
Dòng sông cũ ...

Những thân yêu trong mười năm bé dại
Bỏ tôi đi tựa mùa xuân cũ
Búp-bê xinh ngày xưa nát rồi
Riêng còn sót một giọng hát thôi
Ngày mới lớn ...

22/1/14

Lan

Lan - CD phát hành 1993 gồm những tình khúc được trình bày bởi ba nữ ca sĩ tài danh cùng tên Lan: Thanh Lan, Ngọc Lan, Ý Lan.

Thanh Lan sinh 1948 tại Vinh, đi hát từ khi còn bé, sớm nổi tiếng trong phong trào nhạc trẻ Saigòn từ thập niên 197x

Ngọc Lan sinh 1956 tại Nha Trang, tên khai sinh Lê Thanh Lan nhưng vì đàn chị Thanh Lan cùng tên đã quá nổi tiếng nên phải lấy nghệ danh Ngọc Lan, để rồi sau này, tiếng tăm của cô còn qua mặt đàn chị. Tiếc là cô mất quá sớm - năm 2001, để lại tiếc thương cho bao người hâm mộ.

Ý Lan trẻ nhất trong ba cô, sinh năm 1958 tại Sài Gòn, nhưng là con nhà nòi - cổ là con gái đầu của Thái Thanh.



21/1/14

Ví giặm xứ Nghệ

Nếu anh không nghe hát Dặm
Không biết giọng em trầm trầm
Con gái sông Lam muối mặn
Ngậm ngùi lại là gừng cay ...

Ngày xưa đi hát Phường Vải
Thế này thì ai chả mê
Ấy mà mời rượu khéo thế
Thế này thì ai muốn về
...

Hát Dặm, hát Phường Vải trong câu thơ của Lê Tuấn Lộc là hai làn điệu dân ca xứ Nghệ.

Hát ví, theo tự điển tiếng Việt của Hoàng Phê, là "hát đối đáp có tính chất trữ tình giữa trai và gái trong lao động”.

Còn hát dặm, cũng theo từ điển trên, là  “lối hát dân gian ở Nghệ Tĩnh, nhịp điệu dồn dập, lời dựa vào thơ năm chữ, hai câu cuối bao giờ cũng lặp lại về âm vận và câu chữ

Ở đây có vấn đề chính tả. Trước nay người ta viết hát dặm, từ điển cũng chỉ thu thập từ này. Nhưng một số nhà nghiên cứu lại cho rằng phải là hát giặm mới đúng, vì rằng ở đây ko phải là dặm trong dặm đường, mà là giặm trong giặm lúa - cấy lại những chổ ruộng trống lúa (do gieo hạt ko đều, hay lúa cấy ở đấy bị hư chết ..) Trong hát giặm cũng có hiện tượng giặm như thế - bài hát nào cũng có ít nhất một câu hát lặp lại giữa khoảng trống hai khổ thơ .. Trong một cuộc hội thảo năm 2011 tại Vinh, hội nghị đã nhất trí từ nay sẽ viết hát giặm trên các văn bản chính thức.

Chưa nghe nhà nghiên cứu nào xác định thời điểm xuất hiện hai làn điệu dân ca này, tuy nhiên hầu như đều đồng ý ban đầu đây là hai điệu hát chị em hát với nhau khi đang làm việc cho quên đi nỗi mệt nhọc. Tùy theo hình thức lao động mà có các loại ví: ví phường vải, ví phường cấy, ví phường nón, ví đò đưa ..  Về hát giặm thì có giặm xẩm, giặm nối, giặm vè, giặm kể ...

Ban đầu lời lẽ câu hát còn mộc mạc, chất phác .. Thế rồi các anh nghe tiếng hát lân la tới xem, rồi buông lời chọc ghẹo .. Các cô ko vừa, đối đáp hóc hiểm .. Các anh đâu chịu nổi nhục thua trí đàn bà, bèn rủ rê các anh nhà nho đi theo chơi rồi làm thầy gà .. Nghe kể ngày xưa Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Du, và cả nhà cách mạng đạo cao đức trọng Phan Bội Châu thời trẻ cũng rất khoái đi hát ví .. Những câu hát dần trở nên nhiều chất thâm nho hơn, tình tứ mượt mà hơn ..

ví giặm trở thành hai làn điệu dân ca độc đáo của xứ nói gì cũng nghe nằng nặng này .. Độc đáo bởi chỉ cần bước khỏi xứ Nghệ, ra Thanh hay vào Quảng Bình, ta sẽ ko còn nghe ai hát ví giặm nữa .. Hiện Việt Nam đã nộp hồ sơ để nghị UNESCO công nhận ví giặm là Di sản phi vật thể của nhân loại ..

Ta sẽ tìm hiểu các đặc trưng của làn điệu dân ca độc đáo này qua một số bài viết của các nhà nghiên cứu sau, giờ mời xem Liên hoan dân ca ví gặm xứ Nghệ 2013. Trong clip, 34 phút đầu là các phát biểu của quan chức, ai ko thích nghe có thể bỏ qua

20/1/14

Vu vơ - Tế Hanh

tranh Audrey Grant
Có một thời gian tôi ở khá gần một ga xe lửa. Thật ko gì buồn bằng tiếng còi tàu rúc lên khi rời ga. Nhất là những chuyến tàu khuya, tiếng còi trong đêm thanh vắng nghe thật áo não thê thiết ..

Đấy cũng là thời gian tôi lấy những tờ pelure xanh hồng vàng tím .. đóng lại thành tập dày, rồi nắn nót chép vào đấy những bài thơ đọc được đó đây trên sách, báo .. Ở đấy, trang đầu tiên là bài Vu Vơ chép từ cuốn Thi Nhân Việt Nam của Hoài Thanh Hoài Chân

Những ngày nghỉ học tôi hay tới
Đón chuyến tàu đi, đến những ga
Tôi đứng bơ vơ xem tiễn biệt
Lòng buồn đau xót nỗi chia xa


Bài thơ của Tế Hanh viết năm 1938, lúc còn là cậu học sinh 17 tuổi, trọ học ở Huế, cạnh một đường tàu .. Bài thơ sau này được in lại với tựa là Những Ngày Nghỉ Học.

Mời nghe Tạ Nghi Lễ ngâm

19/1/14

Mon Amie La Rose . Thanh Lan

tranh Đinh Tiến Luyện
heureuse et amoureuse
aux rayons du soleil
me suis fermée la nuit
me suis réveillée vieille ...

et je sens que je tombe
mon coeur est presque nu
j’ai le pied dans la tombe
déjà je ne suis plus

tu m’admirais hier
et je serai poussière
pour toujours demain ..

on est bien peu de chose


(tạm dịch)

hạnh phúc, yêu thương
dưới vầng thái dương
một đêm đóng cửa
sáng ra lụi tàn ..

tôi như đang rơi
trái tim trần trụi
rồi thành cát bụi
còn gì nữa đâu

hôm qua ngưỡng mộ
hôm nay xuống mồ
mãi mãi xa rồi

đời người nhỏ nhoi
..

Lời ca buồn buồn, nhuốm chút trăn trở, hoài nghi, triết lí, .. có một nụ cười thì cũng lẩn khuất sau một đám mây, mơ hồ .. Một ngày cuối năm năm 1959, người mẫu kiêm diễn viên điện ảnh xinh đẹp Sylvia Lopez chết trong một tai nạn máy bay, khi chỉ mới 26 tuổi, tài năng đang trên đỉnh cao phong độ .. Nhà soạn nhạc Cécile Caulier viết Mon Amie La Rose với lời từ thơ của Jacques Lacombe để tưởng nhớ một đóa hồng vừa sớm lụi tàn .. . Bài hát viết ra rồi cất trong ngăn kéo cho đến năm 1964, tình cờ được Françoise Hardy bắt gặp và sau đó trình bày tại L'Olympia - một trong những sân khấu ca nhạc hàng đầu của Paris .. Mon Amie La Rose lập tức trở thành một trong những bản hit của Francoise Hardy, được lấy làm ca khúc chủ đề cho một album cùng tên của Hardy sau đó ..

18/1/14

Những chỗ sai khó ngờ trong «Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam» của Nguyễn Lân

Huệ Thiên

Quyển Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam của Nguyễn Lân (Nxb. Văn hóa, Hà Nội, 1989) đã nằm trong tủ sách của chúng tôi ngót mười năm nay nhưng vì công kia việc nọ nên đối với nó chúng tôi cũng chỉ mới làm được chuyện cỡi ngựa xem hoa. Tuy nhiên chúng tôi vẫn phát hiện ra trong đó rất nhiều chỗ sơ sót mà sau đây là 30 trường hợp chọn lọc; xin mạn phép nêu ra để chất chính cùng tác giả và các bậc thức giả.

17/1/14

Vườn xưa . Tế Hanh

The secret garden Photo by Manolis Tsantakis
Năm 1939 Tế Hanh viết Quê hương

Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi
Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!


Chàng trai 18 tuổi xa quê ra Huế trọ học, nhớ quê là nhớ màu nước xanh, con cá bạc, cánh buồm vôi  .. Gần 20 năm sau, tập kết ra Hà Nội, ông viết Nhớ con sông quê hương

Tôi nhớ khôn nguôi ánh nắng màu vàng
Tôi quên sao được sắc trời xanh biếc
Tôi nhớ cả những người không quen biết…


nỗi nhớ giờ đây, bên cạnh những bờ tre, mặt nước đã thấp thoáng bóng người .. Đến Vườn Xưa, thì vườn xưa quê cũ chỉ còn là nơi hò hẹn, nỗi nhớ bây giờ là nỗi nhớ người xưa .. 

16/1/14

More Than I Can Say - Leo Sayer

Anh bạn vừa gởi cho clip một anh chàng dùng bàn chải đánh răng gẩy guitar chơi More Than I Can Say ..

Woo woo, yea yea
I love you more than I can say
I'll love you twice as much tomorrow
Oh, love you more than I can say

woo woo, yea yea
I'll miss you every single day
Why must my life be filled with sorrow
Oh, love you more than I can say

Ah, don't you know I need you so
Oh tell me please I gotta know
Do you mean to make me cry
Am I  just another guy
...

Ðọc lướt Từ điển từ và ngữ Việt Nam của Nguyễn Lân (2)

Kỳ 2: phần chữ cái «C»

«Ca nhạc, tt, có hát và có âm nhạc».

Ca nhạc là danh từ chứ không phải tính từ nên cũng chẳng phải là «có hát và có âm nhạc». Từ điển tiếng Việt 1992 giảng sát hơn: «Nghệ thuật biểu diễn bằng tiếng đàn và giọng hát».

«Ca thán. Biến âm của ta thán».

Đây không phải là «biến âm» (thuần túy) mà do loại suy từ thành tố ca trong ca cẩm, kêu ca (nên ta thán mới thành «ca thán»)

«Cà ràng. Bếp lò làm bằng đất nung».

Lời giảng này có thể áp dụng cho cả từ tổ hỏa lò, còn cà ràng lại là một thứ lò thấp, hình bầu dục có hai phần; phần trước có ba cái mấu để bắc nồi lên trên mà đun củi bên dưới, phần sau để đựng tro than cời từ phần trước ra.

«Cá mè đè cá chép. Câu ca dao của trẻ em (...)».

Đây không phải là ca dao, cũng chẳng phải của trẻ em. Huống chi trẻ em chắc gì đã đủ nhận thức để ứng dụng câu này.

«Cả cười. Nói mọi người cười đùa vui vẻ».

Cả cười là cười to chứ không phải là mọi người đều «cười cả».

«Cả quyết. Biến âm của quả quyết».

Đây không phải là biến âm của «quả quyết» mà là một cấu trúc có thành tố thứ nhất là cả giống như trong: cả ghen, cả giận, cả nể, cả sợ, v.v...

«Các tận sở năng (các: mọi thứ, tận: hết; sở: của người ấy; năng: năng lực) Mọi người đều làm hết sức mình».

Ở đây, các không phải là «mọi» mà là mỗi (S. s «mỗi người vì mọi người») đồng thời cũng không chỉ đồ vật (nên không thể giảng thành «mọi thứ») mà lại nói về người (nên các là mỗi người). Tận ở đây cũng không phải là «hết» mà là phát huy cho đến mức cao nhất. Sở không phải là «của người ấy» mà là cái vốn có, sẵn có, về một phương diện nào đó.

«Cách điệu hóa (cách: cách thức; điệu: đưa chỗ này qua chỗ khác... )»

Thực ra, điệu ở đây là điệu thức, nhịp điệu.

«Cải cách (cải: thay đổi; cách: cách thức)».

Cách ở đây cũng là thay đổi chứ không phải «cách thức».

«Cam lộ (cam: ngọt; lộ: hạt móc đọng trên lá)».

Lộ ở đây không phải là «hạt móc đọng trên lá» mà là rượu ngon.

«Cam tuyền (...) suối nước ngọt: Khói cam tuyền mờ mịt thức mây (Chinh phụ ngâm)».

Cam Tuyền trong câu thơ Chinh phụ ngâm trên đây là một địa danh chứ không phải «suối nước ngọt». Đó là tên một ngọn núi ở phía Tây Bắc huyện Thuần Hóa tỉnh Thiểm Tây, trên đó có đài khói để đốt báo hiệu khi có giặc.

«Cảm giác luận (luận: bàn bạc)».

Luận ở đây là học thuyết chứ không phải «bàn bạc».

«Cảm thương (thương; tổn thất) Động lòng thương xót».

Thương đây là đau đớn, xót xa chứ không phải «tổn thất».

«Canh thiếp (Canh: bậc thứ bảy trong hàng can, chỉ tuổi tác (...)».

Thực ra, canh ở đây là tuổi tác (như niên canh) không liên quan gì đến «bậc thứ bảy trong thập can».

«Cau già dao sắc lại non. Ý nói: Người tuy có tuổi nhưng biết trang điểm thì vẫn có duyên».

Ý câu này thực ra là dù cau có già, nghĩa là có rắn, chắc (hơn là cau non) đến mấy nhưng nếu có dao sắc thì vẫn có thể bổ được dễ dàng. Nó đã được dùng theo lối tỉ (trong ba lối phú, tỉ, hứng theo cách gọi truyền thống) để dẫn đến câu:

Nạ dòng trang điểm lại giòn hơn xưa.

Chính câu này mới có cái ý mà tác giả đã giảng. Câu sáu của ông Nguyễn Lân và câu tám mà chúng tôi vừa nêu hợp thành một liên lục bát duy nhất (nên mới có thể là một câu ca dao hoàn chỉnh) nhưng tác giả đã ngắt bỏ câu sau rồi lại lấy ý của nó mà gán cho câu trước.

«Căn cứ (căn: rễ; cứ: dựa vào)».

Cứ ở đây là bằng chứng, là chỗ dựa chứ không phải «dựa vào» (vì không phải là động từ).

«Cầm loan (cầm: đàn; loan: keo gắn dây đàn). Tình nghĩa keo sơn».

Loan là chim loan chứ không phải «keo gắn dây đàn». Keo loan mới là keo gắn dây đàn.

Cấm khẩu (cấm: không được; khẩu: miệng)».

Cấm ở đây là câm, là không nói được chứ không phải là «không được». Có lẽ tác giả đã nhầm với chữ cấm trong nghiêm cấm, cấm kỵ, v.v... , chăng?

«Câu-rút (Pháp: croix) Giá bằng gỗ hình chữ thập, trên đó Chúa Giê-su bị đóng đinh».

Danh từ câu rút đã có mặt trong tiếng Việt muộn nhất là gần cuối thế kỷ XVIII vì nó đã được ghi nhận trong Dictionarium anamitico-latinum (1772-1773) của Pigneaux de Béhaine. Lúc đó, tiếng Pháp không thể có ảnh hưởng đến tiếng Việt nên câu rút không phải do tiếng Pháp croix mà ra. Đó là hai tiếng, phiên âm từ tiếng Bồ Đào Nha cruz, có nghĩa là cây thập giá.

«Câu thần: Câu thơ mà thi sĩ cho là có thần linh giúp cho».

Câu thần chẳng qua là câu thơ cực hay chứ chẳng phải là có thần linh nào giúp cho cả. Chính Nguyễn Lân cũng đã giảng ở phần chữ «t» rằng thần là «tinh lắm, tài lắm».

«Cây con. Thực vật và động vật dùng làm thực phẩm: Khách sạn đó có sẵn cây con làm những món ăn đặc sản».

Hẳn là tác giả cho rằng ở đây cây chỉ thực vật còn con thì chỉ động vật nên mới giảng và cho thí dụ như thế chăng? Hàng quán có thể thu nhận lối nói này chứ từ điển thì không.

«Cây nhang. Từ miền Nam chỉ cây hương».

Tác giả đã giảng từ tổ cây nhang như trên mà cây hương thì được tác giả giảng là «bệ thờ xây ngoài trời». Chúng tôi chưa được biết nơi nào ở Nam Bộ có dùng hai tiếng «cây nhang» để chỉ cái «bệ thờ xây ngoài trời» như thế cả.

«Chắc lép. Không tin là người ta sẽ giữ lời hứa: Ông ta không cho anh ấy vay vì chắc lép».

Chắc lép thực ra là «đắn đo, tính toán để mình chắc chắn được phần hơn, không bị thiệt trong quan hệ với người khác». (Từ điển tiếng Việt 1992).

«Chấn động (chấn: rung động; động: làm mạnh lên)».

Động không phải là «làm mạnh lên» mà là làm cho di chuyển hoặc rung chuyển.

«Chất phác (chất: chân thực; phác: mới hình thành)».

Phác ở đây là mộc mạc, không trau chuốt chứ không phải «mới hình thành».

«Châu: Một trong năm phần đất đai lớn của quả đất phân chia theo quy ước».

«Năm phần đất đai lớn» của ông Nguyễn Lân là Âu, Á, Mỹ, Úc, Phi nhưng tác giả còn quên một châu nữa là châu Nam Cực vì từ lâu người ta đã bổ sung «năm châu» thành sáu châu» (Châu Nam Cực trước kia bị nhầm là một đại dương nên gọi là Nam Băng Dương).

«Chế xuất. Sản xuất vật phẩm: Thành lập khu chế xuất ở ngoại ô thành phố. Khu chế xuất Tân Thuận ở gần thành phố Hồ Chí Minh».

Chế xuất nói nôm na là chế tạo để xuất khẩu chứ không phải chỉ là «sản xuất vật phẩm» mà thôi.

«Chia bài. Phân một cỗ bài ra thành nhiều phần bằng nhau».

Nếu nói như tác giả thì cả bộ bài sẽ được chia hết nhưng thực tế thì thường vẫn còn lại một số lá bài sau khi chia (chẳng hạn khi đánh tứ sắc hoặc đánh cắc tê, v.v... )

«Chia uyên rẽ thúy (uyên là chim uyên ương tức chim đực chim cái sống từng cặp; thúy là con chim chả (sic)). Làm cho cặp vợ chồng hoặc người yêu phải xa nhau».

Nếu thúy chỉ là con chim trả (chứ không phải «chả») thì rẽ thúy là chia làm sao? Thực ra, thúy là con chim mái trong cặp phỉ thúy mà phỉ là con trống. Phải có đôi như thế thì mới «rẽ» được chứ.

«Chiếc (mạo từ)».

Chiếc là một danh từ chính danh (X. Cao Xuân Hạo, «Sự phân biệt đơn vị / khối trong tiếng Việt và khái niệm «loại từ», Tiếng Việt - mấy vấn đề ngữ âm, ngữ pháp, ngữ nghĩa, Nxb Giáo dục, 1998, tr. 305-346; đặc biệt là phần phụ lục tr. 343) còn mạo từ là article.

«Chiếc bách sóng đào (đào chữ Hán là nổi sóng)».

Đào là sóng to chứ không phải «nổi sóng». Đây là một danh từ chứ không phải động từ.

«Chiêu dân lập ấp (ấp: nơi tập trung người lao động)».
Thực ra, ấp là nơi cư trú của cả nam, phụ, lão, ấu chứ có phải ai ở ấp cũng đều là người có đủ sức lao động cả đâu.

«Chiêu đãi sở (sở: nơi làm việc) Nơi tiếp đón và thết đãi: Thân nhân của quân đội được mời đến chiêu đãi sở».

Sở ở đây là nơi chốn, chứ không phải «nơi làm việc». Thân nhân của quân đội đến chiêu đãi sở chỉ ăn kẹo, uống trà, v.v..., và nói chuyện chứ có «làm việc» gì đâu.

«Chiêu mộ (chiêu: sáng; mộ: buổi chiều) sáng và chiều».

Tác giả đã viết sai chính tả: đây là triêu chứ không phải «chiêu».

«Chiếu thư (chiếu: lệnh vua; thư: viết). Tờ chiếu của vua».

Thư ở đây là văn bản (danh từ) chứ không phải «viết» (động từ).

«Chinh phục (phục: chịu theo)».

Phục ở đây là bắt phải theo chứ không phải «chịu theo».

«Chính khách (chính: việc nước; khách: người ta)».

Khách ở đây là người (như: du khách, thích khách, v.v... ) chứ không phải «người ta».

«Chính quốc (chính: trái với phụ; quốc: nước) Nước đế quốc xâm lược đối với nước bị đô hộ».

Ở đây, chính đối với thuộc trong thuộc quốc chứ không phải «trái với phụ» (như trong vai phụ, vai chính, chẳng hạn).

«Chính sử (chính: đúng đắn; sử: lịch sử) Bộ sử do chính quyền phong kiến chủ trương biên soạn, khác với dã sử do tư nhân biên chép».

Chính ở đây là chính thức, chính thống chứ không phải «đúng đắn». Nếu giảng như tác giả thì vô hình trung đã xem dã sử là không đúng đắn.

«Chọc lét, từ miền Nam có nghĩa như chọc nách».

Tác giả viết sai chính tả vì đây là léc, phiên âm từ tiếng Khmer kliêk là cái nách. Vì vậy dân miền Nam còn có một cách nói đầy đủ hơn: chọc cà-léc: Cà-léc là phiên âm từ kliêk.

«Chọc trời. Cao lắm: Nhà chọc trời».

Trong câu Kiều «chọc trời khuấy nước mặc dầu» thì chọc trời đâu có nghĩa là cao lắm». Thực ra, hai tiếng «chọc trời» của ông Nguyễn Lân nằm trong từ tổ cố định nhà chọc trời, một hình thức sao phỏng tiếng Pháp gratte-ciel (hoặc tiếng Anh sky-scraper). Vậy không thể tách riêng hai tiếng «chọc trời» ra mà giảng là «cao lắm».

Chồm hỗm. Nói ngồi xổm một mình ở trên phản trên giường».

Không phải «một mình» cũng chẳng phải chỉ «ở trên phản trên giường». Thí dụ: Tốp thợ xây đang ngồi chồm hỗm dưới đất để nghe cai thầu phân công. Ngồi chồm hỗm, thực ra, chỉ đơn giản có nghĩa là ngồi xổm.

«Chồng chắp vợ nối. Chê cặp vợ chồng không có cưới xin đàng hoàng».

Đây là tình trạng của những cặp vợ chồng mà người chồng đã có một đời vợ trước còn người vợ đã có một đời chồng trước chứ không phải là chuyện «không có cưới xin đàng hoàng». Có khi họ cưới nhau còn đàng hoàng hơn là bao nhiêu đám cưới «tơ» khác ấy chứ.

«Chồng chéo (... ). Có mâu thuẫn với nhau: Đó là những vấn đề chồng chéo lên nhau».

Thực ra, đây chỉ là chuyện cái này và (những) cái khác có những phần trùng lẫn với nhau chứ không nhất thiết «có mâu thuẫn với nhau».

«Chồng chung vợ chạ. Chê những cặp vợ chồng không chung thủy với nhau».

Đây không phải là chuyện «không chung thủy với nhau» mà là một kiểu «đa phu đa thê», một ông mấy bà một bà hai ông (mà vẫn ở chung nhà. Có thật đấy!). Họ đánh bài ngửa với nhau cả đấy chứ đâu cần đặt ra vấn đề chung thủy hay không chung thủy.

«Chơi gái. Có quan hệ sinh lý với phụ nữ».

Cứ như lời giảng trên đây của ông Nguyễn Lân thì, trừ những ông bất lực, có ông chồng nào lại chẳng «chơi gái» (Mỗi lần... với vợ là một lần «có quan hệ sinh lý với phụ nữ»).

«Chu chuyển (chu: vòng quanh; chuyển: lay động)».

Chuyển ở đây là lăn, đổi chỗ, vận động chứ không phải «lay động».

«Chủ nhân (chủ: tự mình; nhân: người)».

Chủ ở đây là người sở hữu chứ không phải «tự mình».

«Chủ nô (chủ: đứng đầu; nô: nô lệ)».

Ông Nguyễn Lân tưởng rằng chủ nô là một cấu trúc tiếng Hán nhưng thực tế hai tiếng này lại do người Việt Nam đặt ra theo cú pháp tiếng Việt. Còn tiếng Hán lại là nô lệ chủ (núlìzhú) trong đó chủ cũng là người sở hữu chứ không phải là «đứng đầu». Còn nếu chủ nô là tiếng Hán và cách giảng của ông Nguyễn Lân thực sự đúng (chủ: đứng đầu) thì chủ nô tất nhiên sẽ là người nô lệ đứng đầu những người nô lệ khác (chứ không phải chủ của nô lệ).

«Chúa đất. Từ miền Nam chỉ bọn địa chủ lớn».

Trong Nam Bộ, không có ai dùng hai tiếng chúa đất để «chỉ bọn địa chủ lớn» cả. Người ta chỉ gọi là đại điền chủ.

«Chúng sinh (chúng: số đông; sinh: sống)».

Sinh ở đây là sinh vật chứ không phải là «sống».

«Chuyên đề (đề: đưa ra)».

Đề ở đây là đề mục, đề tài chứ không phải «đưa ra».

«Chuyên gia (gia: nhà)».

Gia ở đây là người chứ không phải «nhà», còn nhà trong nhà văn, nhà báo thì cũng là người chứ không phải chỗ ở.

«Chuyên luận (luận: bàn bạc)».

Luận ở đây là luận đề, luận văn chứ không phải «bàn bạc».

«Chuyên san (san: in ra)».

San ở đây là tạp chí ra theo định kỳ chứ không phải «in ra».

(Đăng lần đầu tiên trên tạp chí Văn, bộ mới, số 8, tháng 11.2000

«Chữ đinh (Chữ Hán có nét ngang và nét sổ dọc) 丁 )».

Thực ra, nét thứ hai của chữ đinh 丁 không phải là «nét sổ dọc» ( | ) mà lại là nét sổ móc . Nếu nét đang xét đúng là «nét sổ dọc» như Nguyễn Lân khẳng định thì ta sẽ có chữ T và đây là cổ văn của chữ hạ 下, chứ chẳng có liên quan gì đến chữ đinh 丁 cả.

«Chưa chút. Vẫn không được tí gì: Tóc tơ chưa chút đền ơn sinh thành».

Ở đây tác giả cứ ngỡ chữ chưa và chữ chút đi đôi với nhau như mặc dù, nhưng mà, tuy nhiên,... chứ không ngờ rằng đó là một sự ghép đôi ngộ nghĩnh vì «chưa chút» không phải là một từ cổ cố định.

«Chức sắc (H. sắc: chiếu chỉ của vua)».

Đây là chữ sắc 色 có nghĩa là « thứ», «loại» chứ có phải 敕 đâu mà bảo là «chiếu chỉ của vua».

«Chức vị (H. vị: đơn vị)».

Chữ vị ở đây mà giảng là «đơn vị» thì người đọc đành phải... chào thua vì vị ở đây thực ra là «ngôi thứ».

«Chứng khoán (H. khoán: bằng cứ)».

Thực ra, khoán không phải là «bằng cứ» mà là tờ giấy dùng để làm bằng chứng.

«Có hậu. Nói quyển truyện có phần kết lạc quan, tốt đẹp».

Nếu lời giảng của tác giả mà tuyệt đối đúng thì một vở kịch hoặc một bộ phim «có phần kết lạc quan, tốt đẹp» sẽ không được coi là «có hậu» chăng?

«Con én đưa thoi (Cái thoi khung dệt đưa đi đưa lại như chim én bay lượn)».

Tác giả đã giảng hoàn toàn ngược với chữ nghĩa thông thường vì đây là chim én liệng đi liệng lại giống như cái thoi khung dệt đưa đi đưa lại chứ đâu phải «cái thoi khung dệt đưa đi đưa lại như chim én bay lượn

«Cố đạo. Linh mục của Thiên chúa giáo».

Thực ra đây là linh mục Công giáo; còn Thiên chúa giáo thì rộng hơn và gồm nhiều chi phái khác nhau mà quan trọng nhất là Công giáo, Tin lành và Chính giáo.

«Công sứ (sứ: nhận lệnh trên đi làm việc gì)».

Thực ra, sứ là người được phái đi làm công việc được giao.

«Công trạng (trạng: hình dáng)».

Thực ra thì trạng ở đây là cái hình ảnh cụ thể bao gồm những chi tiết cụ thể.

«Công trình sư (sư: thầy)».

Có phải trong bất cứ cấu trúc nào sư cũng có nghĩa là «thầy» đâu. Bỉnh sư chỉ là anh thợ làm bánh mà thôi. Ở đây, sư là người thành thạo về một loại công việc nhất định.

«Cộng hòa tư sản (sản: sinh ra)».

Ở đây sản không phải là «sinh ra» mà là của cải.

«Cốt cách (cách: cách thức)».

Cách ở đây là bộ xương, khung xương chứ sao lại là «cách thức»?

«Cốt cán (cán: tài năng)».

Cán không phải là «tài năng» mà là cái cốt yếu của sự vật.

«Cốt tử (tử: con)».

Tử ở đây là một hình vị có tác dụng danh hóa chứ không phải là «con».

Cơ cầu (H. cơ: khéo léo; cầu: mưu mô)».

Tác giả Nguyễn Lân đã giảng sai hoàn toàn. Sau đây là lời giảng chính xác trong Hán-Việt từ điển của Đào Duy Anh: «Cơ là cái thúng, cầu là áo cầu. Con cháu hay nối nghiệp cha ông gọi là cơ cầu, tỷ như con nhà thợ làm cung giỏi thì tuy không được khéo bằng cha, nhưng cũng suy được ý cha mà bắt chước cách làm cung, để uốn nắn cây tre mà làm thành cái thúng; con nhà thợ hàn giỏi tuy không được khéo bằng cha nhưng tất cũng có thể mô phỏng được ý của cha, mà biết chắp vá loài da để làm áo cầu, ý nói con cháu giòng (sic) không bao giờ không dống (sic) cha ông

Cơ đốc (H. cơ: gốc; đốc: xem xét)».

Thực ra đây chỉ là hai tiếng hoàn toàn vô nghĩa dùng để phiên âm mà thôi.

Cơ hoang (H. cơ: đói; hoang: bỏ không)».

Thực ra, hoang là mất mùa chứ không phải «bỏ không».

Cơ quan (H. cơ: trạng yếu; quan: then cửa)».

Thực ra, cơ ở đây là máy, bộ máy (đối với quan là then, chốt).

«Cơm bưng nước rót. Ý nói: Phục vụ chu đáo».

Thực ra, đây là chuyện được phục vụ chu đáo chứ không phải phục vụ chu đáo (cho người khác).

«Cua thâm càng nàng thâm môi. Chê một người phụ nữ môi không đỏ».

Cua thâm càng là cua óp, ít gạch; nàng thâm môi là nàng có dấu hiệu bệnh lý gì đó nên chàng phải cẩn thận chứ làm gì có chuyện chê nàng không đỏ môi.

«Của đời muôn sự của chung. Ý nói: Cái đáng quý không phải là của cải vật chất».

Thực ra, ở đây ta có một liên lục bát:

Ở đời muôn sự của chung
Hơn nhau một tiếng anh hùng mà thôi

Chữ đầu của câu lục («ở») đã bị Nguyễn Lân cải biên thành «của» rồi giảng theo ý riêng nên tất nhiên là... chẳng ăn nhập vào đâu cả.

«Cục tác. Tiếng gà mái kêu».

Dĩ nhiên là nếu lời giảng trên đây của Nguyễn Lân mà đúng thì gà trống sẽ chẳng bao giờ biết cục tác cả.

«Củi. Thứ dùng để đun bếp».

Cứ như lời giảng trên đây thì rơm, mùn cưa, dầu hỏa, than và cả ga (gas) nữa, không thể dùng đun bếp chăng?

«Cung cầu (cầu: hỏi xin)».

Cầu là cần dùng chứ không phải «hỏi xin»

«Cực khoái. Nói thái độ của những kẻ ham mê sự khoái lạc về xác thịt».

Thực ra thì cực khoái tương ứng với tiếng Anh orgasm và tiếng Pháp orgasme và đó là điểm đỉnh của «sự khoái lạc về xác thịt».

«Cục cưng. Đứa trẻ được người mẹ nuông chiều».

Có lẽ tác giả chưa biết chuyện sếp cũng có thể gọi cô nữ thư ký xinh đẹp của mình là «cục cưng» chăng?

«Cửa Phật. Nơi thờ Phật».

Cửa Phật là chốn tu hành (theo Phật giáo) chứ đâu chỉ là «nơi thờ Phật».

«Cương mục (H. cương: cái chủ yếu; mục: mắt lưới)».

Đối với mắt lưới thì cương là cái giềng lưới.

«Cưỡng chế (H. chế: phép định ra)».

Thực ra, chế ở đây là bắt buộc.


*

Bạn đọc nào có tạp chí Văn, số 8 (bộ mới), tháng 11-2000, cũng có thể thấy được ngay phía dưới mục số 87 (tr. 106) có bốn chữ «còn tiếp kỳ sau». Nghĩa là sẽ đăng tiếp nhận xét của chúng tôi từ mục 88 đến mục 117 trên đây. Nhưng sau khi đăng bức thư của tác giả Nguyễn Lân gửi cho Tổng biên tập tạp chí Văn (cũng trên số 8), không biết do lời ra tiếng vào như thế nào mà BBT đã quyết định bỏ, không đăng tiếp. Vì vậy nên lần này, nhân đưa bài đang nói vào sách, chúng tôi xin đưa các mục từ 88 đến 117 vào cho trọn phần chữ cái «c» mà chúng tôi đã bỏ thời gian và công sức ra để nhận xét, và cũng để bạn đọc thấy thêm nhiều chỗ sai khác nữa trong quyển Từ điển từ và ngữ Việt Nam của tác giả Nguyễn Lân. Dĩ nhiên là những chỗ sai của tác giả này không dừng lại ở cuối phần chữ cái «c». Nói có sách, mách có chứng, bước sang chữ cái «d», ta cũng thấy được hàng loạt mục từ có vấn đề: da màu, da trắng vỗ bì bạch, dã sử, dạ đài, danh bút, danh cầm, danh hài, danh họa, danh tác, danh thiếp, danh vọng, danh y, dày dày, v.v... và v.v... Đó là ta còn chưa bước sang đến các chữ: dă-, dâ-, cho đến du, dư-, và cũng chỉ mới hạn chế ở chữ «d». Và chỉ cần liếc sơ sơ thêm, ta cũng có thể thấy nhiều chỗ ngoạn mục, chẳng hạn:

«Dắt gái. Nói kẻ xấu đưa phụ nữ đến cảnh mại dâm.»

Thực ra, dắt gái là đưa (những) phụ nữ đã cam tâm mại dâm đến với các đấng mày râu «hảo ngọt» muốn đi «dã chiến».

«Dân túy (H. túy: say sưa)»

Ta khó lòng biết được do phép lạ nào mà tác giả lại nghĩ ra được rằng túy là «say sưa» trong khi đây lại là chữ túy (粹) trong tinh túy, thuần túy v.v...

«Dối già. Làm việc gì vui vẻ trong tuổi già».

Trước nhất, tác giả đã viết sai chính tả vì đây là giối, biến thể ngữ âm của trối, chứ không phải «dối». Kế đến, tác giả đã giảng hoàn toàn sai. Trối già là «(làm việc gì) nhằm cho thật thỏa mãn lúc tuổi già, coi là lần cuối trong đời» (Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên, 1992). v.v... và v.v...

Rõ ràng là Từ điển từ và ngữ Việt Nam của Nguyễn Lân đầy rẫy những chỗ sai khó tin nhưng có thật. Chính tác giả cũng đã thừa nhận trong bức thư gửi Tổng biên tập tạp chí Văn:

«Tôi đã 95 tuổi, một mình soạn quyển từ điển dày 2111 trang ấy. Tất nhiên không thể hoàn hảo được nên trong bài Đôi lời tâm sự thay lời tựa tôi có ghi: Vì tuổi cao có thể có những sai sót, dám mong các độc giả dùng sách này vui lòng chỉ bảo cho.» (Văn, số 8-2000, tr. 100-1)

Ông Nguyễn Lân đã viết như thế nhưng khi chúng tôi nêu lên một số trường hợp có lựa chọn trong những chỗ sai đó thì ông lại viết trái hẳn với tinh thần trên đây:

«Sau khi đọc bài ‘Đọc lướt Từ điển từ và ngữ Việt Nam của Nguyễn Lân’ do ông Huệ Thiên viết, tôi rất ngạc nhiên trước những nhận xét sai lệch của ông ấy (...) Ông Huệ Thiên nêu lên đến 34 từ (thực ra là 33 – HT) để phê bình tôi, nhưng đại loại từ nào ông ấy cũng mắc sai lầm cả.» (Đã dẫn, tr. 101-2)

Chúng tôi sai lầm ở chỗ nào thì bạn đọc và các chuyên gia có thể nhận thấy được một cách dễ dàng vì chúng tôi đã trình bày rõ ràng trên giấy trắng mực đen. Còn về cái lý do «vì tuổi cao» nên «có thể có sai sót» của Nguyễn Lân thì, sau khi phân tích nhiều trường hợp cụ thể, nhà ngữ học Nguyễn Đức Dương đã khẳng định như sau:

«Có người nghĩ rằng đây chẳng qua chỉ là những lời giải nghĩa chợt nghĩ ra và chưa được rà soát kỹ nên «(vì tuổi cao) có thể có sai sót» (như lời GS. Lân thường biện minh). Sự thật hoàn toàn chẳng phải vậy! Chứng cớ? Cách đây hơn 10 năm, vào năm 1989, tác giả cũng cho ra mắt công chúng TP. Hồ Chí Minh một công trình biên khảo tuy không đồ sộ lắm nhưng cũng dày tới gần 900 trang, cuốn Từ điển từ và ngữ Hán Việt, trong đó một loạt mục từ đã được ông giải thích chẳng khác chút nào so với những mục từ có trong Từ điển từ và ngữ Việt Nam mà chúng ta đang bàn. Lời giảng của hai bên giống nhau đến mức ai cũng có thể nhận thấy ngay rằng nội dung của nhiều mục từ trong Từ điển từ và ngữ Việt Nam chỉ là bản sao của Từ điển từ và ngữ Hán Việt. Nói cách khác, những lời giải thích đó, thực ra, đều là những «tri thức» đã được chắt lọc và nghiền ngẫm kỹ lưỡng trong suốt mười mấy năm ròng!»
(«Những chỗ chưa ổn trong bộ từ điển mới của GS. Nguyễn Lân», Thông tin Khoa học & Công nghệ, Thừa Thiên - Huế, số 1 (31) - 2001, in lại trong Tìm về linh hồn tiếng Việt, Nxb Trẻ, TP. HCM, 2003, tr. 120)

Đấy, quyển từ điển của ông Nguyễn Lân là một công trình như thế đấy. Thế nhưng khi chúng tôi chỉ ra nhiều chỗ sai của nó bằng những lời phân tích thường là ngắn gọn mà rành mạch thì ông lại phản ứng:

«Những điều mà ông Huệ Thiên nêu lên trong bài ‘Đọc lướt’ của ông ấy đều tỏ rằng sự phê bình như thế là không chính đáng. Rất mong các vị độc giả đã đọc bài ‘Đọc lướt’ của ông ta trên tạp chí Văn ở miền Nam sẽ đánh giá khả năng và tư cách của ông ấy thế nào.» (Đã dẫn, tr. 102)

Vâng, người đọc có thể đánh giá tư cách và khả năng của chúng tôi (Nguyễn Lân và Huệ Thiên) vì chữ nghĩa của hai bên đều rành rành trên giấy trắng mực đen. Nếu Huệ Thiên khen từ điển của tác giả Nguyễn Lân thì câu chuyện có lẽ đã đi theo một cái hướng khác. Còn dưới đây là một lời khen mà Nguyễn Đức Dương đã nhận xét như sau:

«Viết đến đây, tôi bỗng nhớ tới những lời nhà thơ Trần Đăng Khoa khen ngợi cuốn Từ điển từ và ngữ Việt Nam của GS. Lân. Tôi không nhớ rõ lắm nhà thơ nổi danh này đưa ra câu đó ở đâu, trong dịp nào. Chỉ biết rằng lời khen này được đăng trên tạp chí Tài hoa trẻ (số 132-133, tháng 11-2000, tr. 5) và nguyên văn như sau:

«Một mình ông làm bằng công việc của cả một viện ngôn ngữ. Công trình đồ sộ ấy ông lại hoàn thành ở cái tuổi 95... Ở ông, điều làm cho tôi kinh ngạc là dường như ông không có tuổi già...»

Đọc những lời tán dương nồng nhiệt đó, óc tôi chợt nảy ra ý nghĩ: trước khi viết ba câu tôi vừa dẫn, hẳn tác giả Góc sân và Khoảng trời và Chân dung và Đối thoại, chỉ mới kịp lật dăm trang đầu và vài trang cuối để biết rõ công trình mình sắp nhận xét dày bao nhiêu trang, thế thôi! Chứ nếu chịu khó đọc một chút, dù chỉ vài chục trang thôi, chắc thế nào người viết cũng phải đỏ bừng mặt, bởi lẽ những gì mà ông viết ra chỉ chứng tỏ được một điều: Chẳng cần có một chút tri thức nào về tiếng mẹ đẻ, người ta vẫn có thể trở thành một nhà thơ, thậm chí một nhà thơ nổi tiếng!» (Bđd, tr. 124-5)

Trở lên là lời đánh giá của nhà ngữ học Nguyễn Đức Dương mà chúng tôi xin mượn để kết thúc bài nhận xét về quyển Từ điển từ và ngữ Việt Nam của tác giả Nguyễn Lân.

(Viết thêm giữa tháng 7-2003, in lại trong Những tiếng trống qua cửa các nhà sấm, Nxb Trẻ, 2004, trang 449-478.)


Nguồn: talawas.de

15/1/14

Đi với tôi - Bạch Yến

Bạch Yến tên thật Quách Thị Bạch Yến, sinh năm 1942 tại Sóc Trăng, cha người Triều Châu, mẹ Việt. Năm 1953, Bạch Yến 11 tuổi, lên Sài gòn tham dự cuộc thi ca nhạc dành cho thiếu nhi của Đài Pháp Á và đạt huy chương vàng. Cũng năm này cha mẹ cô chia tay nhau, Bạch Yến theo người cậu lái mô tô bay trong gánh xiếc của ông. Được ít lâu, bị tai nạn té xe, Bạch Yến bỏ nghề, đến các vũ trường xin hát kiếm sống. Bấy giờ Bạch Yến được 14 tuổi, được thính giả tán thưởng với các bản nhạc tiền chiến Bến cũ, Gái xuân .. và các bản nhạc Pháp như Tango blue, Étoile Des Neiges ..

Năm 1957, tuổi 15, Bạch Yến lám người nghe ngẩn ngơ khi trình bày Đêm đông của Nguyễn Văn Thương ..
Sau đó là những mời mọc, những chuyến lưu diễn qua tận trời Tây ..

Mời nghe cuộc trò chuyện của Bạch Yến và Vũ Hoàng (RFA)

Ðọc lướt Từ điển từ và ngữ Việt Nam của Nguyễn Lân

Huệ Thiên

Cũng như một số từ điển tiếng Việt ấn hành trước nó, đây là một quyển sách công cụ bổ ích nhưng «dù có cố gắng đến đâu vẫn không thể tránh khỏi sai sót khiếm khuyết» («Lời nhà xuất bản», tr. 5). Chính vì vậy nên «nhà xuất bản và tác giả mong nhận được sự chỉ giáo của tất cả quý bạn đọc» (chỗ đã dẫn). Là một người thường xuyên dùng từ điển và dùng nhiều loại từ điển, sau khi đọc lướt qua quyển từ điển của Nguyễn Lân, chúng tôi xin có vài điều nhận xét bước đầu như sau:

Où es-tu ? Clémence

tranh Joseph Falco
Tối nay mệt đi nằm sớm, khuya thức giấc ko ngủ được bật máy lang thang

Qua nhà TT là Em ở đâu

Em ở đâu
trong cuộc đời tôi
trong thôi lôi mù mờ hư thực
trong rạo rực ồn ào
hạnh phúc
trong vinh nhục
cơ cực
bạc vôi

Em ở đâu
em ở đâu suốt một kiếp người
mồ côi?


Qua nhà cô Thủy, cũng những câu hỏi tương tự

Yêu ơi, người ở nơi đâu
Ta như con sóng bạc đầu nhớ nhung
Dang tay giữa đất không cùng
Giữa trời không tận, mông lung kiếp người
Nhếch môi cứ tưởng là cười
Hóa ra mắt lệ nửa đời thương đau
Hai bàn tay nắm lấy nhau
Một con tim giá, nửa câu chợt ngừng:
Yêu ơi, người ..


Chợt nhớ bài hát Où es-tu cùa cô ca sĩ trẻ Clémence

13/1/14

Song of winter - Francoise Hardy



loneliness Manolis Ttsantakis
Can’t you hear me calling you
Whenever the north wind blows ...
For wherever you are
I am sending my love ..


anh nghe chăng lời em
gởi theo gió bấc về ..
dù anh ở nơi nao
tình em vẫn gởi trao
..

Đêm đông, nghe lại giọng ca lừng danh một thủa hát Song of Winter

Hai quyển từ điển rất có hại cho tiếng Việt (6)

Lê Mạnh Chiến (tiếp)

VIII. Giải thích sai các thuật ngữ liên quan đến khoa học tự nhiên

Trong cuốn từ điển này, số lượng thuật ngữ về khoa học tự nhiên vô cùng ít ỏi, chỉ khoảng vài chục, phần nhiều đều là những thuật ngữ khá thông dụng trong đời sống hàng ngày. Tiếc thay, hầu hết các thuật ngữ này đều được giải thích rất hời hợt và sai. Dưới đây là xin nêu 15 trường hợp đáng lưu ý để làm ví dụ.


1. an tức hương 安息香

Sau khi giải nghĩa các từ tố (an = yên ổn; tức = hơi thở; hương = hương thơm), soạn giả định nghĩa rằng, đó là vị thuốc đông y dùng để chữa bệnh ho. Nếu gọi đây là định nghĩa thì chúng ta có thể dùng câu này để định nghĩa cho rất nhiều vị thuốc đông y khác, mà thực chất là chẳng định nghĩa gì cả. Nên định nghĩa cho rõ ràng, có tính khoa học một chút, như sau: An tức hương là nhựa của cây cánh kiền trắng, còn gọi là cây bồ đề, có tên khoa học là Styrax tonkinense, được dùng làm thuốc trong đông y để chữa chứng viêm phế quản và chứng nẻ vú.


2. chỉ xác 枳殼

Theo soạn giả thì chỉ là cây bưởi, xác là vỏ, chỉ xác là vị thuốc làm bằng vỏ bưởi phơi khô (ta hiểu là vỏ của quả bưởi chứ không phải là vỏ của cây bưởi). Nhưng, chúng ta biết rằng, cây bưởi có tên chữ Hán là dữu 柚 và tên khoa học là Citrus grandis hoặc Citrus maxima. Tra cứu các tài liệu của Trung Quốc, chúng tôi được biết, chỉ 枳 là cây câu quất, còn gọi là xú quất (nghĩa là quất hôi hoặc quýt hôi), có tên khoa học là Poncirus trifoliata, thân cây không cao lớn, lá có ba thuỳ, quả nhỏ và chua. Chỉ xác là quả già của cây chỉ này được bổ đôi và phơi khô. Trong Ðông y, chỉ xá được dùng để chữa các chứng ho, hen, đờm, suyễn, đại tiện khó khăn và kiết lỵ ở trẻ con. Giáo sư Ðỗ Tất Lợi cho biết, cây chỉ 枳 để làm ra vị thuốc chỉ xác cũng có vài loài, đều thuộc họ Cam quýt. Người ta cũng lấy quả non phơi khô để làm ra vị thuốc chỉ thực 枳實. Như vậy, chỉ không phải là cây bưởi và chỉ xác không phải là vỏ bưởi phơi khô.


3. kinh lạc 經絡

Soạn giả cho biết rằng, chữ kinh có các nghĩa: sửa trị, đường dọc, sách vở, từng trải, thường. (Chúng ta hiểu rằng, trong từ kinh lạc, thì kinh có nghĩa là đường dọc). Còn chữ lạc thì ông cho rằng, đó là dây thần kinh, và, kinh lạc là hệ thống dây thần kinh nối liền các huyệt . Chúng tôi rất nghi ngờ về định nghĩa này, bởi vì hệ thống thần kinh thì do người phương Tây tìm ra và người Trung Hoa mới học hỏi trong mấy thế kỷ vừa qua, trong khi hệ kinh lạc là sản phẩm trí tuệ độc đáo của Trung Quốc mà người phương Tây hiện nay đang tiếp tục tìm hiểu. Bởi vậy, chúng tôi đã tra từ điển Từ hải và được biết như sau: Kinh lạc là mạng lưới các đường vận chuyển khí huyết (gần có nghĩa như là năng lượng, theo quan niệm của đông y) trong cơ thể. Kinh 經 là những đường chính chạy theo chiều dọc của cơ thể; lạc 絡 là những đường nối ngang giữa các đường dọc ấy; các huyệt châm cứu đều nằm trên mạng lưới kinh lạc. Hệ kinh lạc khác hẳn hệ thần kinh, và các đường kinh lạc không trùng với các dây thần kinh.


4. dạ hợp 夜合

Nếu không suy nghĩ và tra cứu thật cẩn thận thì rất dễ tưởng lầm rằng, ở từ dạ hợp, soạn giả đã cắt nghĩa rất đúng. Theo lời ông thì dạ = ban đêm; hợp = thích hợp; và, dạ hợp là một loài cây cùng họ với ngọc lan, hoa trắng rất thơm, nở về ban đêm. Cách cắt nghĩa từ tố hợp như trên đã khiến ông tin rằng, dạ hợp nghĩa là thích hợp với ban đêm nên loài hoa này ắt phải nở về đêm! Ðó là một điều sai nghiêm trọng. Ðúng là chữ hợp 合 có một nghĩa là thích hợp, là phù hợp, nhưng nó còn có nhiều nghĩa khác nữa. Trước hết, nghĩa ban đầu của nó là khép lại, mà đó cũng chính là nghĩa cụ thể trong từ dạ hợp 夜合. Từ điển Từ nguyên nói về cây dạ hợp như sau: mộc bản, diệp trường, hoa thanh bạch sắc, hiểu khai dạ hợp, cố danh. Nghĩa là: thân gỗ, lá dài, hoa màu trắng xanh, trời sáng thì nở, ban đêm thì cụp lại, do đó mà có tên ấy. Như vậy, vào ban đêm, hoa dạ hợp không thể nở được, dẫu đã nở rồi cũng phải cụp lại. Ngoài ra, dạ hợp còn là một tên gọi khác của cây hà thủ ô, một loài cây leo được dùng làm thuốc trong đông y.


5. long diên 龍涎

Cách giải thích của soạn giả về long diên chỉ hợp với yêu cầu và trình độ của học sinh tiểu học. Theo ông, long = rồng, diên = nước dãi; nghĩa đen của long diên là dãi rồng; long diên là hương liệu giống như sáp, dùng làm thuốc. Bởi vì đối tượng chính của từ điển này hẳn không phải là học sinh tiểu học, bởi vậy, giải thích như thế thì quá mù mờ. Long diên 龍涎 còn gọi là long diên hương, tiếng Anh: ambergris) là một hợp chất giống như sáp, do một loài cá voi tiết ra, thường gặp ở dạng khối tròn nổi trên mặt biển, nặng từ 300-400g đến vài kilogram. Loài cá voi này có đầu rất to, gọi là cá nhà táng (tiếng Anh và tiếng Pháp gọi là cachalot). Long diên hương là một chất có mùi thơm, được dùng làm hương liệu, làm thuốc giảm đau, sát khuẩn, trị hen.


6. ngoại dịch (tiếng Anh: perilymph)

Soạn giả đã định nghĩa rằng, ngoại dịch là chất nước trong hốc xương tai trong của động vật . Ðịnh nghĩa này rất mù mờ và không khác gì mấy so với định nghĩa về nội dịch ở mục từ 11 dưới đây. Phải định nghĩa lại như sau: ngoại dịch là chất lỏng ở ngoài đường rối màng, ngăn cách đường rối màng với đường rối xương của tai trong. Xin giải thích thêm: đường rối màng (membraneuos labyrinth) là bộ phận cảm giác của tai trong, gồm một hệ thống ống màng vòng vèo; đường rối xương (bony labyrinth, osseous labyrinth) là hệ thống rãnh bên trong xương tai của động vật có xương sống, nơi chứa đường rối màng của tai trong.


7. nhãn áp 眼壓 (tiếng Anh: intraocular pressure; tiếng Pháp: pression intraoculaire)

Nhãn là mắt, áp là sức ép, ai cũng hiểu như thế, không có gì phải nói về các từ tố này. Nhưng, soạn giả đã nêu một định nghĩa hoàn toàn sai rằng, nhãn áp là áp suất của máu ở mắt! Ông hoàn toàn không hiểu rằng, áp suất của máu ở mắt hay ở bất cứ chỗ nào khác trên cơ thể cũng đều phụ thuộc vào sự co bóp của trái tim. Ðể đánh giá hoạt động của hệ tim – mạch, người ta chỉ cần đo huyết áp ở cổ tay chứ không cần (và nhiều khi không thể) đo ở các bộ phận khác trên cơ thể. Ðiều này chứng tỏ ông rất thiếu những tri thức cơ bản bình thường nhất.

Nhãn áp không phải là áp suất của máu ở mắt, mà là áp suất của chất lỏng bên trong nhãn cầu.


8. nhiệt hạch 熱核 (tiếng Anh: thermonuclear, tiếng Pháp: thermonucléaire)

Từ phép suy luận thật đơn giản rằng, nhiệt là nóng, hạch là hạt, thế là soạn giả đưa ra cái định nghĩa: nhiệt hạch là nhiệt phát ra từ sự phá huỷ hạt nhân nguyên tử. Như vậy, ông đã coi từ nhiệt hạch là một danh từ, điều đó đủ chứng tỏ tầm mức hiểu biết của ông chưa tới những năm đầu của bậc trung học, khỏi phải bàn nữa. Từ nhiệt hạch không hề có vai trò danh từ. Nó là một tính từ, vốn được dịch từ chữ thermonuclear trong tiếng Anh (hoặc thermonucléaire trong tiếng Pháp) mà ra. Bởi vậy, nó phải nằm trong các tổ hợp từ như: phản ứng nhiệt hạch, năng lượng nhiệt hạch, vũ khí nhiệt hạch, bom nhiệt hạch, hoả tiễn nhiệt hạch, v.v. Nhiệt phát ra từ sự phá huỷ hạt nhân nguyên tử thì phải gọi là nhiệt năng hạt nhân, hay có người gọi là nhiệt năng hạch tâm, mà tiếng Anh gọi là nuclear heat, tiếng Pháp gọi là chaleur nucléaire, và tiếng Hán gọi là hạch nhiệt năng và không thể gọi là nhiệt hạch như soạn giả đã dạy. Phản ứng phá huỷ hạt nhân nguyên tử có tên là phản ứng hạt nhân hoặc phản ứng hạch tâm (hạch tâm nghĩa là hạt nhân nguyên tử), mà tiếng Anh gọi là nucleair reaction. Trái lại, phản ứng nhiệt hạch (thermonuclair reaction) là phản ứng tổng hợp hạt nhân, xẩy ra giữa các hạt nhân của các nguyên tố nhẹ khi chúng là những hợp phần của một chất khí ở nhiệt độ cao hàng chục triệu độ, kết quả là sẽ giải phóng năng lượng vô cùng lớn.


9. nhiệt hoá học

Theo soạn giả, nhiệt hoá học là ngành hoá học nghiên cứu nhiệt lượng sinh ra bởi những phản ứng hoá học. Ðịnh nghĩa như vậy hẳn là quá sơ sài và thiếu chính xác. Ðơn giản nhất cũng phải định nghĩa như sau: nhiệt hoá học là phân ngành của hoá học, chuyên nghiên cứu và phân tích những sự trao đổi nhiệt gắn liền với những phản ứng hoá học và những sự thay đổi trạng thái của vật chất.


10. nhiệt phân 熱分 (tiếng Anh: thermolysis, tiếng Pháp: thermolyse)

Nhiệt phân là sự chuyển hoá các hợp chất hữu cơ dưới tác động của nhiệt, có kèm theo sự phá huỷ chúng. Tiếc thay, soạn giả đã giải thích rằng, nhiệt phân là phép phân tích hoá học bằng nhiệt. Hiện tượng nhiệt phân nhiều khi xẩy ra ngoài sự mong muốn của con người, còn phép phân tích hoá học lại là việc mà con người chủ động thực hiện vì mục đích của mình. Hiện tượng nhiệt phân hoàn toàn không phải là phép phân tích hoá học bằng nhiệt như soạn giả đã nhầm lẫn.


11. nhu động 蝚 動 (tiếng Anh: peristalsis, tiếng Pháp: péristaltisme)

Theo soạn giả thì nhu nghĩa là mềm yếu, mềm dẻo, và, nhu động là từ y học chỉ cử động của ruột để đưa thức ăn xuống trong bộ máy tiêu hoá. Ðịnh nghĩa này của ông vừa thiếu chính xác vừa không tổng quát. Do không biết chữ Hán nên ông cứ tưởng rằng nhu nghĩa là mềm. Thực ra, trong tiếng Hán có đến ngót hai chục chữ có âm Hán Việt là nhu nhưng chỉ có một chữ nhu 柔 có nghĩa là mềm. Trong từ nhu động, nhu 蝚 có nghĩa là nhúc nhích như giun bò chứ không phải nhu 柔 là mềm như ông đã giải thích. Theo từ điển McGraw-Hill Dictionary of Scientific and Technical Terms (là từ điển giải thích các thuật ngữ khoa học và kỹ thuật bằng tiếng Anh, in hàng năm tại 18 thành phố trên khắp thế giới, rất đáng tin cậy) thì nhu động (peristalsis) là sự co duỗi nhịp nhàng của cơ trong ruột (hay trong các cơ quan khác có dạng ống mềm) dưới tác động phối hợp của những sợi cơ ngang và những sợi cơ dọc.


12. nội dịch (tiếng Anh: endolymph, tiếng Pháp: endolymphe)

Soạn giả nêu định nghĩa: nội dịch là chất nước ở tai trong của động vật. Ðịnh nghĩa này hoàn toàn không rõ ràng và cũng gần giống như định nghĩa về ngoại dịch mà soạn giả đã nêu (xem mục từ số 5 ở phần này), nó không cho biết nội dịch khác với ngoại dịch ở chỗ nào. Cần phải định nghĩa lại như sau: nội dịch là chất lỏng trong đường rối màng (membranous labyrinth) ở tai trong của động vật.


13. phức số 複 數 (tiếng Anh complex number, tiếng Pháp: nombre complexe)

Phức số (cũng gọi là số phức) là một số có dạng a+bi, trong đó, a và b là những số thực, và i2 = -1. Rủi thay, soạn giả định nghĩa rằng, phức số là số tính không theo hệ thập phân, ví dụ, số giờ tính ra phút là một phức số.

Ðây là một khái niệm toán học rất quan trọng trong chương trình trung học.


14. san hô 珊 瑚

Soạn giả cho rằng, san là tiếng ngọc chạm nhau; hô nghĩa là ngọc; và, san hô có hai nghĩa: 1) động vật thuộc ngành xoang tràng sống định cư thành tập đoàn san hô ở bờ biển, cơ thể có bộ xương cũng bằng chất khoáng, kết thành từng khối theo hình cành cây; 2) bộ xương của san hô. Ðịnh nghĩa như vậy, vừa dài dòng, vừa lủng củng, mà thực ra là chưa định nghĩa gì cả, bởi soạn giả đã sử dụng từ san hô để định nghĩa cho san hô. Theo nghĩa thứ hai thì "san hô nghĩa là bộ xương của san hô”, thật là bí hiểm! Chúng tôi đã tham khảo vài bộ từ điển khoa học trên thế giới và xin nêu định nghĩa như sau: San hô là bộ xương bằng đá vôi, thường có hình cành cây, do các tập đoàn động vật ruột khoang có tên là "trùng san hô" (Anthozoan) tiết ra. Chữ san 珊 này trong tiếng Hán không có nghĩa riêng như soạn giả đã bịa ra, nó chỉ có mặt trong hai từ là san san 珊珊 và san hô 珊瑚. San san là từ để mô tả tiếng va chạm giữa cái thẻ ngọc đeo ở thắt lưng (ngọc bội) và quần áo. Chữ hô 瑚 cũng không có nghĩa riêng, nó chỉ được dùng để tạo nên từ san hô mà thôi.


15. thạch anh 石英

Soạn giả dạy rằng, "thạch anh là khoáng chất dạng kết tinh trông óng ánh". Ðó không phải là định nghĩa, mà chỉ là một nhận xét về thạch anh. Có thể nêu định nghĩa: thạch anh là một khoáng vật tạo đá, trong suốt, thường không có màu, là đioxit silic SiO( kết tinh.


16. thạch tín

Thạch là đá, tín là tin, thạch tín là hợp chất của asen chứa nhiều độc tố. Ðó là lời giảng của soạn giả. Thật là một lời giải thích rất hời hợt, chẳng nêu được một đặc điểm nào để phân biệt thạch tín với các chất khác. Thực ta, tên gọi đúng của khoáng chất này là tín thạch 信石 (vì nó được tìm thấy ở Tín Châu, nay thuộc vùng Thượng Nhiêu, tỉnh Giang Tây, Trung Quốc), có thành phần chính là As2O3, rất độc, được dùng làm thuốc tiêu đờm, chữa sốt rét. Tín thạch còn được gọi tắt là tín, nhưng chữ tín 信 gồm chữ nhân 人 (hai nét bút ở bên trái của chữ tín 信 chính là biến thể của chữ nhân 人) ghép với chữ ngôn 言, do đó người ta còn gọi tín thạch là nhân ngôn 人言.


17. thần sa 辰 砂 (tiếng Anh: cinnabar, tiếng Pháp: cinabre)

Lời giảng giải của soạn giả về thần sa vừa sơ sài vừa sai hoàn toàn. Theo ông, thần nghĩa là ông thần, là linh diệu, là tinh thần; sa nghĩa là đá sỏi; và, thần sa là khoáng chất có màu đỏ tươi thắm, có hàm chất thuỷ ngân. Ðịnh nghĩa như vậy thì chỉ thích hợp với học sinh tiểu học. Ông chỉ nói đúng nghĩa của chữ sa, còn chữ thần mà hiểu như thế thì chỉ là sự đoán mò bậy bạ và là một sự bịa đặt tuỳ tiện của kẻ không biết chữ.

Thần sa là một hợp chất tự nhiên của lưu huỳnh và thuỷ ngân, có màu son đỏ, có công thức hoá học là HgS. Sở dĩ có tên là thần sa vì thứ khoáng vật này được tìm thấy ở Thần Châu 辰州 (thuộc tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc). Ở đây, chữ thần 辰 (nghĩa là buổi sáng, nhưng trong trường hợp này là tên của một vùng đất) không hề có nghĩa là ông thần hay tinh thần như soạn giả đã ngộ nhận. Cũng khoáng chất này nhưng không phải là sản phẩm của Thần Châu thì gọi là chu sa. Trong Ðông y, thần sa hoặc chu sa được dùng làm thuốc an thần. Vì là một hợp chất của thuỷ ngân nên thần sa là một chất độc.


18. trung khu 中 樞

Dựa theo âm mà không biết dạng chữ Hán nên soạn giả đoán rằng, khu = địa hạt rồi đưa ra định nghĩa: trung khu = khu vực thần kinh của vỏ não có chức năng khác nhau nhưng cùng tham gia vào các quá trình tâm lý. Ông không biết rằng, ở đây, khu 樞 có nghĩa ban đầu là cái trụ xoay của cánh cửa (ngày xưa chưa có bản lề), có nghĩa mở rộng là phần hệ trọng nhất. Chữ khu 樞 này có trong tên cuốn sách Hổ trướng khu cơ 虎帳樞機 của Ðào Duy Từ. Ngoài ra, nó còn có âm là xu trong từ xu mật viện 樞密院 để chỉ cơ quan giải quyết những công việc trọng yếu của quốc gia thời xưa.

Ðịnh nghĩa về từ trung khu (thần kinh) do soạn giả nêu ra vừa dài dòng, vừa chứng tỏ sự hiểu biết lờ mờ của ông. Từ này tương ứng với từ nerve center trong tiếng Anh, đó là một nhóm tế bào thần kinh thực hiện một chức năng đặc thù.


19. vi điện tử

Vi điện tử là hạt điện tử rất nhỏ, đó là cách giải thích ngớ ngẩn và sai nghiêm trọng của soạn giả, khiến người đọc vừa buồn cười, vừa đau xót và xấu hổ thay cho ông, bởi vì, với trình độ hiểu biết quá kém cỏi như thế mà cũng cả gan dám dạy mọi người. Có lẽ ông muốn phân biệt với các điện tử khác lớn hơn chúng chăng? Xin thưa rằng, điện tử, tức electron, là một loại hạt cơ bản bền vững, là thành phần tích điện âm trong mọi vật chất thông thường, có khối lượng bằng khoảng 9,11 x 10-28 gram và điện tích khoảng -1,602 x 10-19 coulomb. Như vậy, điện tử có khối lượng và điện tích rất cụ thể, làm gì có thứ điện tử rất nhỏ khác nữa?

Từ vi điện tử vốn được dịch từ tính từ microelectronic(al) trong tiếng Anh (hoặc micro-electronique trong tiếng Pháp), nó chỉ có thể đóng vai trò tính từ, như trong các cụm từ như mạch vi điện tử, thiết bị vi điện tử, v.v. để chỉ mạch điện tử hoặc thiết bị điện tử có kích thước cực kỳ nhỏ bé.


20. vi kế

Soạn giả giải thích: vi = nhỏ bé; kế = cái đo, rồi định nghĩa: vi kế là máy đo vật cực nhỏ, và đưa ra ví dụ: Vi kế điện tử có thể đo những vật nhỏ tới 1/2000 m/m. Ðọc định nghĩa này, chúng ta chưa rõ có phải là đo kích thước của vật cực nhỏ hay không, rồi đọc tiếp đến thí dụ lại càng không thể hiểu được, vì m/m hoàn toàn không có nghĩa gì cả và không hề có đơn vị đo nào như thế. Cuối cùng, chúng tôi cũng hiểu ra rằng, đó là cái micrometre (mà người Trung Quốc gọi là trắc vi kế và ở ta được gọi là vi kế), là dụng cụ để đo bề dày và đường kính của các vật, với độ chính xác rất cao đến dưới 1/1000 mm (chứ không phải để đo các vật cực nhỏ). Ðây là một dụng cụ đo của các kỹ sư hoặc thợ gia công cơ khí chính xác, mà ở nước ta thường gọi là “pan me” (tức palmer, cách gọi của người Pháp, theo tên người sáng chế ra nó là Jean Louis Palmer). Ðịnh nghĩa và ví dụ do soạn giả nêu ra đều sai hoàn toàn.


IX. Ðôi điều suy nghĩ khi đọc quyển từ điển nguy hại này

Bài này chưa thể vạch hết mọi điều sai lầm và tội bịa đặt dối trá trong quyển từ điển kia nhưng cũng đủ để đánh giá tầm mức tai hại của nó. Khi đọc những lời giải nghĩa vu vơ ngớ ngẩn và cẩu thả ở các mục từ, hẳn nhiều lúc người đọc cảm thấy rất buồn cười, nhưng là cái cười ra nước mắt. Chắc chắn rằng, quyển sách này gây ra nhiều điều nhức nhối, buộc chúng ta phải nghiêm khắc đánh giá về soạn giả. Bất cứ người nào có lương tâm, có trách nhiệm công dân và có nhân cách đều không thể đem những điều mà mình chưa hề hiểu biết, chưa hề học hỏi để thuyết giảng mọi người, coi đó như vốn kiến thức mà mọi người phải trang bị khi hoạt động trong xã hội ngày nay! Chắc chắn là từ cổ chí kim chưa từng có một người nào liều lĩnh đến thế. Mặt khác, đây là một sản phẩm của xã hội, nó đã và đang “sống được” trong xã hội của chúng ta, sự tồn tại của nó hẳn cũng có lý do và càng đặt ra nhiều vấn đề xã hội rất đáng lo ngại. Người viết bài xin miễn bàn thêm, và xin để cho quý vị độc giả suy ngẫm rồi tự rút ra những kết luận cần thiết.

Ðến đây, đông đảo bạn đọc thân mến vẫn chưa biết tên của quyển sách và tên soạn giả của nó. Ðó là một việc mà người viết bài này còn canh cánh bên lòng, coi mình có trách nhiệm phải trả lời. Kính mong quý vị bạn đọc giúp sức.


*


Phát hiện thêm một quyển từ điển khác dày hơn, phạm nhiều sai lầm hơn, cùng do một giáo sư biên soạn

Sau khi tạp chí Thế Giới Mới đăng bài “170 sai lầm trong một cuốn từ điển”, chúng tôi được vài độc giả mách bảo: phải chăng, cuốn từ điển chứa vô số sai lầm kia chính là Từ điển từ và ngữ Việt Nam của Nguyễn Lân? Họ cho biết: quyển từ điển này chứa tất cả mọi sai lầm mà chúng tôi đã phân tích. Khi xem qua cuốn Từ điển từ và ngữ Việt Nam dày hơn 2100 trang (NXB Thành phố Hồ Chí Minh, nộp lưu chiểu tháng 3 năm 2000) thì chúng tôi biết ngay rằng, đó không phải là quyển sách mà chúng tôi đã xem xét. Nhưng, đúng là Từ điển từ và ngữ Việt Nam đã chứa gần trọn vẹn mọi lời giảng giải sai trái của hơn 170 trường hợp kia. Sở dĩ nói “gần trọn ven” là vì, có chưa đến một chục trường hợp, trong đó soạn giả không giảng giải các từ tố nên thoát khỏi cái tội bịa đặt nghĩa cho các từ tố mà ông vẫn thường phạm phải. Ngoài ra, Từ điển từ và ngữ Việt Nam còn phạm rất nhiều sai lầm khác ngoài những mục từ Hán Việt.

Nhờ sự gợi ý của các độc giả kể trên nên chúng tôi đã nhanh chóng xác định được rằng, cuốn sách mà chúng tôi đã phê phán cũng là của GS Nguyễn Lân, có tên là Từ điển từ và ngữ Hán Việt, do NXB Từ điển Bách khoa ấn hành năm 2002. Bản in đầu tiên của cuốn từ điển này do NXB Thành phố Hồ Chí Minh ấn hành năm 1989, và cũng có bản in năm 2003 của NXB Văn học. Chúng tôi chưa biết còn có bản in nào nữa hay không.

Trong Lời nói đầu, GS Nguyễn Lân viết:

Trong tiếng Việt, quá một nửa số từ và ngữ bắt nguồn từ chữ Hán. Ðó là những từ và ngữ Hán–Việt. Trừ một số rất nhỏ từ Hán – Việt đã có nghĩa khác với nghĩa từ nguyên (như lịch sự, tử tế, khốn nạn, đồng hồ...), tối đại đa số từ Hán – Việt vẫn giữ nguyên nghĩa gốc. Song hiện nay, phần lớn các thầy giáo, cô giáo, sinh viên, học sinh không biết chữ Hán. Nhiều người khi đọc hoặc giảng một bài cổ văn không biết nghĩa chính xác của nhiều từ, nên có thể hiểu lầm, giảng sai. Huống chi hàng ngày ở chung quanh chúng ta, nhiều người lẫn lộn từ nọ với từ kia như: yếu điểm với nhược điểm, báo cáo với bá cáo, giả thiết với giả thuyết, chân tu với trân tu, bàng bạc với bàn bạc, bàng hoàng với bàn hoàn, bàng quan với bàng quang, vãn cảnh với vãng cảnh. Có người đọc và viết huyên thiênhuyên thuyên, phong thanh (nghe phong thanh) là phong phanh, xán lạn sáng lạng... Nhiều người nói và viết câu kếtcấu kết... Gần đây, trên một tờ báo lớn, người ta đã viết vô hình trungvô hình chung... Ðể góp phần nhỏ bé của mình vào sự giữ gìn tính trong sáng của tiếng Việt và bảo đảm tính chính xác của từ ngữ, chúng tôi đã soạn cuốn Từ điển từ và ngữ Hán – Việt này.

Cứ đọc những lời trên đây thì ai cũng ngỡ rằng mình đang có trong tay một cuốn từ điển rất đáng tin cậy, có thể giúp mọi người hiểu đúng và sử dụng đúng các từ ngữ Hán Việt, khắc phục được tình trạng hiểu sai và sử dụng sai ở rất nhiều từ ngữ. Nhưng, sự thực thì hoàn toàn ngược lại. Ông H. H. Phúc, người tố cáo với chúng tôi về những sai lầm nghiêm trọng trong quyển từ điển này cho biết: khi đọc qua chừng dăm chục trang, ông đã cảm thấy thất vọng hết mức, và càng đọc thì cơn phẫn nộ càng dâng lên. Hình như soạn giả chỉ đủ sức sửa chữa khoảng một chục sai lầm mà ông vừa nêu, chủ yếu là dựa vào vốn hiểu biết do kinh nghiệm mà có, vì rất nhiều từ khác mà nhiều người hiểu sai và sử dụng sai thì vẫn bị ông giải thích sai một cách thảm hại. Sản phẩm của ông chỉ có thể đưa đến hậu quả trái ngược với mục đích do chính ông đề ra.

Gần đây (tháng 10/2004), qua cuốn sách Những tiếng trống qua cửa các nhà sấm (do NXB Trẻ ấn hành), chúng tôi mới được đọc bài “Ðọc lướt Từ điển từ và ngữ Việt Nam của Nguyễn Lân” mà tác giả Huệ Thiên đã đăng trên tạp chí Văn, số 6 và số 8, tháng 9 năm 2000. Chỉ từ vần A đến hết vần C mà ông Huệ Thiên đã vạch ra được 117 chỗ sai. Chúng tôi cho rằng, sự phê phán của ông Huệ Thiên là xác đáng và xin nêu ra đây để quý vị độc giả tham khảo.

Đọc lướt Từ điển từ và ngữ Việt Nam của Nguyễn Lân - Huệ Thiên
*

Như đã nói ở trên, mọi sai lầm trong cuốn Từ điển từ và ngữ Hán – Việt đều được mang gần như trọn vẹn sang cuốn Từ điển từ và ngữ Việt Nam. Bởi vậy, khi đọc bài của ông Huệ Thiên, chúng tôi nghiệm ra hai điều. Một là, chính mình còn bỏ sót khá nhiều lỗi đáng kể trong cuốn Từ điển từ và ngữ Hán – Việt, mặc dầu ông Huệ Thiên không khảo sát cuốn này. Hai là, ông Huệ Thiên mới “đọc lướt” nên chưa phát hiện được một số sai lầm nghiêm trọng khác, mà chủ yếu là ở các từ ngữ Hán Việt. Ví dụ, ông đã đọc từ vần A đến vần C trong Từ điển từ và ngữ Việt Nam nhưng không phát hiện được sai lầm khi GS Nguyễn Lân giảng giải các từ ác ôn (từ tố ôn vốn là côn 棍, có nghĩa gốc là cái gậy, nghĩa bóng là kẻ vô lại, là côn đồ, rồi bị biến âm mà thành ra ôn, thì GS Nguyễn Lân giảng rằng ôn nghĩa là bệnh dịch) và anh hùng (hùng 雄 nghĩa là người tài giỏi thì ông “vận dụng kinh nghiệm” mà suy luận ra rằng, hùng nghĩa là con thú khoẻ nhất, bởi vì, cũng có chữ hùng 熊 nghĩa là con gấu).

Hai điều này cho phép đi đến kết luận:

Số từ phạm sai lầm (chứ không phải là số sai lầm, vì ở mỗi từ, ông Nguyễn Lân có thể phạm sai lầm ở 1 hoặc cả 2 từ tố, ở nghĩa của từ và cả ở ví dụ) trong Từ điển Từ và ngữ Hán Việt còn cần thêm nhiều công sức mới phát hiện hết.

Ở Từ điển từ và ngữ Việt Nam, ngoài hàng trăm sai lầm từ cuốn Từ điển từ và ngữ Hán – Việt mang sang mà chúng tôi đã đối chiếu, chỉ từ vần A đến vần C (chiếm khoảng 20% tổng số trang) mà ông Huệ Thiên đã vạch ra 117 sai lầm. Số sai lầm trong cả quyển phải là con số dăm bảy trăm hay hơn nữa.

Những quyển từ điển về tiếng Việt phạm quá nhiều sai lầm như vậy sẽ gây tai hại như thế nào đối với nền văn hoá và giáo dục của nước nhà? Các trường học, các thư viện, các thầy giáo, các bậc phụ huynh có nên sử dụng chúng làm công cụ để trau giồi vốn từ ngữ tiếng Việt cho bản thân mình và cho thế hệ trẻ hay không?

Ðộc giả hoàn toàn có thể tự trả lời những câu hỏi này.

Nghĩ về vô số sai lầm trong hai cuốn từ điển của GS Nguyễn Lân, chúng tôi nhớ đến các GS Lê Trí Viễn và Vũ Khiêu vì họ đã đóng góp những Lời giới thiệu khó quên.

Về Từ điển từ và ngữ Hán – Việt, Gs Lê Trí Viễn đã viết Lời giới thiệu, trong đó đã đánh giá rằng nó (Từ điển của Nguyễn Lân) hơn hẳn các từ điển Hán Việt đã có từ trước, rồi kèm theo những lời ca ngợi: ”Ưu điểm lớn nhất trong đó là nó thể hiện được trình độ tiếng Việt hiện đại trong lĩnh vực Hán – Việt... Với nội dung phù hợp với yêu cầu có giới hạn do tác giả đặt ra từ đầu, trong mảnh đất văn học, nó sẽ là một công cụ tra cứu rất quý không thể thiếu được đối với bất kỳ ai, trước hết là học sinh, sinh viên, các thầy cô giáo, các nhà nghiên cứu, biên soạn khi muốn nắm được nghĩa chính xác các từ và ngữ Hán Việt trong tiếng Việt hiện nay.”

Trong Lời giới thiệu viết cho Từ điển từ và ngữ Việt Nam, Gs Vũ Khiêu đã dành nhiều lời để biểu dương trí tuệ uyên bác và vốn tiếng Việt vô cùng phong phú cùng với tâm huyết và tinh thần trách nhiệm cao cả của Gs Nguyễn Lân rồi kết thúc bằng những câu thật truyền cảm:“Hôm nay đọc bản thảo cuốn từ điển này, tôi xúc động nghĩ tới một trí thức tuổi đã cao mà vẫn đơn thương độc mã, cặm cụi suốt ngày viết viết, xoá xoá để cho ra cuốn từ điển này. Tác giả coi công trình của mình chỉ là một từ điển thông dụng mà thôi, nhưng tôi nghĩ rằng trí tuệ và tâm huyết của tác giả đã tạo ra một tác phẩm rất có giá trị mà cả xã hội đang mong đợị


Trước khi viết những Lời giới thiệu ngọt ngào, hai ông đã biết những gì về các quyển từ điển kia mà đưa ra được những lời tán tụng hấp dẫn đến thế. Phải chăng, khi giới thiệu sách, các ông chỉ cần đọc Lời nói đầu của tác giả để khẳng định giá trị của chúng một cách chắc chắn như đinh đóng cột rồi đưa ra những lời khen thật đẹp đẽ để tác động mạnh mẽ đến lòng tin của độc giả mà không cần nghĩ đến trách nhiệm to lớn đối với họ?


Tài liệu tham khảo chính:

Hán –Việt từ điển, Ðào Duy Anh, NXB Trường Thi, Sài Gòn
Hán – Việt tân từ điển, Nguyễn Quốc Hùng, Nhà sách Khai Trí, Sài Gòn, 1975
Ðại Nam quốc âm tự vị, Huình Tịnh Paulus Của, Sài Gòn, 1896
Dictionnaire Annamite – Francais, J.F.M. Génibrel, Saigon 1898.
Quốc triều hương khoa lục , Cao Xuân Dục, NXB Thành phố Hồ Chí Minh
Quốc triều khoa bảng lục, Cao Xuân Dục, NXB Văn học, 2001
Cổ kim Hán ngữ từ điển, Thương vụ ấn thư quán, Bắc Kinh, 2000
Cổ kim Hán ngữ thực dụng từ điển. Tứ Xuyên nhân dân xuất bản xã, 1989
Tân hiện đại Hán ngữ từ điển (Kiêm tác Hán-Anh từ điển), Hải Nam xuất bản xã.
Hán Anh đại từ điển, Thượng Hải Giao thông Ðại học xuất bản xã, 1999
Từ nguyên, Thương vụ ấn thư quán, Bắc Kinh, 1997
Từ hải, Thượng Hải từ thư xuất bản xã, 1995
McGraw-Hill Dictionary of Scientific and Technical Terms, Fifth Edition, 1996
Comprehensive Dictionary of Engineering and Technology, English-French, Editions de l’Usine, Paris, 1984


talawas chân thành cảm ơn nhà văn Trương Thái Du đã giúp biên tập phần chữ Hán theo font Unicode để độc giả có thể thuận tiện theo dõi.

© 2005 talawas

nguồn: talawas.de